【cúp liên đoàn tây ban nha】Tạo động lực cho phong trào khởi nghiệp

Hậu Giang đã và đang hướng đến các chính sách hỗ trợ,ạođộnglựcchophongtrokhởinghiệcúp liên đoàn tây ban nha tạo động lực cho phong trào khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển cộng đồng doanh nghiệp chung của tỉnh. 

Sẽ có thêm 900 doanh nghiệp mới

Doanh nghiệp phát triển không chỉ góp phần tăng thu ngân sách, mà còn giải quyết thêm nhiều việc làm cho lao động của địa phương. Minh chứng là trong năm 2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã cấp mới cho khoảng 708 doanh nghiệp, với tổng vốn đầu tư hơn 1.450 tỉ đồng, tương đương 2 tỉ đồng/doanh nghiệp. Nhu cầu sử dụng lao động từ các doanh nghiệp này gần 5.000 người, doanh thu cho ngân sách tỉnh khoảng 700 tỉ đồng. Ông Nguyễn Văn Quân, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hậu Giang, khẳng định: “Tỉnh luôn khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ đủ điều kiện nâng lên thành lập doanh nghiệp hoạt động bài bản, có điều kiện phát triển. Mục tiêu mà tỉnh đặt ra đến cuối năm 2017 là sẽ có thêm 900 doanh nghiệp được thành lập mới”.

Tỉnh đã và đang đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển lớn mạnh.

Tuy ngành chuyên môn đã tiến hành các giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu kể trên nhưng hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải bàn. Bởi nhìn lại tổng số gần 4.000 doanh nghiệp mới thành lập của tỉnh tính từ năm 2004 đến nay, phải thừa nhận rằng quy mô các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 90%, thậm chí là siêu nhỏ. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, số doanh nghiệp đăng ký mới trên địa bàn tỉnh chỉ có 162 doanh nghiệp, với tổng vốn đầu tư 1.170 tỉ đồng, vốn đăng ký bình quân chỉ hơn 7,2 tỉ đồng/doanh nghiệp. Chưa kể trong số những doanh nghiệp đó, có doanh nghiệp quy mô không quá 200 triệu đồng. Còn tính riêng trong tháng 3 vừa qua, có 62 doanh nghiệp thành lập mới, nhưng số vốn đăng ký bình quân 290 triệu đồng/doanh nghiệp.

Có lẽ do còn khá nhiều thủ tục rườm rà đi kèm theo sau đó nên không ít doanh nghiệp không chịu “lớn” hoặc hộ kinh doanh không mạnh dạn thành lập doanh nghiệp. Mặt khác, có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng việc cân đối các nguồn lực để thực hiện các hỗ trợ đó không rõ nét, dẫn đến tính khả thi không cao, nhất là nguồn lực về mặt tài chính. “Do công ty chưa hoạt động, để có nguồn vốn kinh doanh phải huy động vốn bên ngoài và vay vốn của ngân hàng thế chấp bằng tài sản hiện tại. Tuy biết là mạo hiểm nhưng vẫn chấp nhận vay dù rủi ro khá cao. Vì vậy, chúng tôi cần thêm các kênh khác hỗ trợ về vốn. Làm được như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp và doanh nghiệp phát triển bền vững”, ông Võ Minh Hải Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Hải Thanh, ở Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, bày tỏ.

Muốn khởi nghiệp phải có “máu liều”

Một trong những giải pháp quan trọng hướng đến doanh nghiệp là Hậu Giang đang tập trung phát triển các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân thông qua việc khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các loại hình doanh nghiệp phát triển mạnh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế. “Tỉnh tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách cần thiết để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đây là bước hỗ trợ ban đầu của Nhà nước và khuyến khích đầu tư tiếp theo cho khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo từ các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội trên cơ sở những ngành kinh doanh mà pháp luật không cấm. Do đó, doanh nghiệp có thể khởi nghiệp ở mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có ý tưởng phát triển một lĩnh vực mới”, ông Nguyễn Văn Quân cho biết thêm.

Đáng nói là hiện nay, các ngành chuyên môn Hậu Giang đang hướng đến thực hiện giải pháp quan trọng là giải quyết thủ tục hành chính theo phương châm nhanh chóng, đúng quy trình để kịp thời hỗ trợ cho nhà đầu tư. Cũng theo ông Quân, tỉnh đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Về lâu dài, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đề xuất cấp có thẩm quyền Hậu Giang thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo thêm các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhu cầu cần được hỗ trợ của doanh nghiệp rất lớn, thế nhưng nguồn lực Nhà nước có hạn. Do đó, thời gian tới, đơn vị sẽ rà soát, lựa chọn hỗ trợ có trọng điểm đối với một số doanh nghiệp có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao.

Tại buổi tọa đàm “Hậu Giang con đường khởi nghiệp” mới đây, tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra vấn đề rằng: “Đến năm 2020, khởi nghiệp ở địa phương có thêm nhiều doanh nghiệp mới có chất lượng hay chúng ta tạo ra những “quán cà phê”? Nghĩa là, không chỉ chúng ta chạy về chỉ tiêu số lượng mà còn lưu tâm đến chất lượng doanh nghiệp”. Bởi theo tiến sĩ Dương, Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo, với hàm lượng tri thức cùng hệ số rủi ro cao. Cho nên, đòi hỏi những người có tinh thần khởi nghiệp phải có “máu liều”, quyết tâm thực hiện bằng được ý tưởng của mình. Điểm khó nhất đối với người muốn khởi nghiệp là thiếu một “nhà tài trợ vàng”. Thế nhưng, dù tỉnh có nhiều chính sách rót vốn cho khởi nghiệp thì cũng chỉ mang tính trợ lực, bản thân người muốn lập nghiệp phải tự thân tìm nhà đầu tư cho chính mình. 

Bài, ảnh: ĐĂNG TÂM