88Point

Nỗi lo tăng vốn đang làm “đau đầu” nhiều lãnh đạo ngân hàng. Ảnh: S.T. Áp lực gia tăngNhận xét về t kèo việt nam và indonesia

【kèo việt nam và indonesia】Lại nỗi lo tăng vốn của các ngân hàng

lai noi lo tang von cua cac ngan hang

Nỗi lo tăng vốn đang làm “đau đầu” nhiều lãnh đạo ngân hàng. Ảnh: S.T.

Áp lực gia tăng

Nhận xét về tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng,ạinỗilotăngvốncủacácngânhàkèo việt nam và indonesia các chuyên gia đều đánh giá lợi nhuận ngành ngân hàng trong năm 2017 đạt con số cao, nhiều ngân hàng đã báo lãi lợi nhuận cả năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, hệ thống tổ chức tín dụng thời gian qua đã có nhiều hỗ trợ tích cực như thanh khoản ổn định, nợ xấu có hướng giải quyết nhanh… Nhưng vấn đề tăng vốn đang trở thành nhiệm vụ cấp bách để đáp ứng các tiêu chuẩn, mục tiêu mà ngành ngân hàng đặt ra trong thời gian tới.

Theo Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, năm 2017, lợi nhuận sau thuế của các tổ chức tín dụng ước tăng 44,5% so với năm 2016. Tuy nhiên, vấn đề đáng ngại ở đây là mức độ an toàn vốn của hệ thống vẫn còn thấp, nhất là khi quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thông tư về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn được NHNN ban hành và yêu cầu phải áp dụng theo tiêu chuẩn Basel II đã khiến các ngân hàng đứng trước áp lực tăng vốn.

Thống kê của Uỷ ban này còn cho biết, tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn hệ thống ước đạt 11,1% (năm 2016 là 11,6%). Tuy nhiên, hiện toàn hệ thống có 9/118 tổ chức tín dụng âm vốn tự có. Hơn nữa, năm 2017, tốc độ tăng vốn tự có của các TCTD chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản. Cụ thể, tổng tài sản quy đổi hệ số rủi ro tăng 9,3% trong khi vốn tự có ước tăng 4,6%.

Do đó, để đảm bảo CAR theo Basel II thì nhu cầu tăng vốn của các tổ chức tín dụng rất lớn. Đặc biệt, đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước thì áp lực tăng vốn càng lớn và kéo dài do hiện tại CAR của các ngân hàng này đã tiệm cận mức 9%, nếu áp dụng Basel II, CAR sẽ giảm xuống dưới 8%. Vì thế, để đạt chuẩn Basel II, các ngân hàng này cần tăng vốn tự có gấp 1,8-2 lần so với hiện tại.

Sẽ khả quan hơn?

Vào tháng cuối năm 2017, nhiều ngân hàng đã dồn dập tăng vốn. Tiêu biểu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chấp thuận tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank), từ 5.000 tỷ đồng lên 5.500 tỷ đồng; phương án tăng vốn của BacABank sẽ thông qua 2 đợt phát hành cổ phần để trả cổ tức và chào bán riêng lẻ cổ phần. Trước đó, NHNN cũng thông qua việc tăng vốn điều lệ từ nguồn trái phiếu chuyển đổi phát hành năm 2010 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank); sau chuyển đổi, vốn điều lệ của Techcombank sẽ nâng từ hơn 9.578 tỷ đồng lên hơn 11.655 tỷ đồng (tăng 21,68%).

Tương tự và còn là lần thứ 2 trong năm, Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP.HCM (HDBank) được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ, từ 8.828 tỷ đồng lên 9.809 tỷ đồng. Ngoài ra, xu hướng này còn có Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tăng vốn lên 18.155 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tăng lên mức 15.706 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tăng lên 11.259 tỷ đồng…

Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, áp lực này càng lớn nên câu hỏi đặt ra là “tiền đâu” để tăng vốn lên theo đúng tiêu chuẩn mà Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia khuyến cáo. Rõ ràng, thời gian qua, cách thức chủ yếu để các ngân hàng tăng vốn tự có là phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài, trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu… Vì thế, các “ông lớn” ngân hàng cũng triệt để áp dụng cách thức này để tăng vốn. Vào tháng 11 vừa qua, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã thông báo thực hiện chào bán thành công trái phiếu ra công chúng đợt 1/2017 với số lượng là 200.000 trái phiếu, tổng mệnh giá 2.000 tỷ đồng và thời hạn là 10 năm. Trước đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng được NHNN chấp thuận phương án phát hành trái phiếu năm 2017 với tổng giá trị phát hành theo mệnh giá lên tới 20.000 tỷ đồng…

Về phía hỗ trợ từ chính sách, việc tăng vốn được tạo điều kiện thuận lợi qua Quyết định số 1058/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020" ban hành vào giữa tháng 7/2017. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành cân đối, bố trí nguồn để tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đến năm 2020, lựa chọn cổ đông chiến lược, đảm bảo có ít nhất một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có uy tín trên thị trường, có năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị tốt.

Có thể thấy, các ngân hàng đang liên tục tìm cách để tăng vốn, bởi nhiều lãnh đạo ngân hàng cho biết đây là nhu cầu ưu tiên số một do những quy định chặt chẽ hơn của hệ thống ngân hàng trong những năm tới. Điểm lạc quan theo các chuyên gia ghi nhận là việc tăng vốn sẽ thuận lợi hơn so với năm 2017 do lợi nhuận khả quan, kinh tế vĩ mô ổn định, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cải thiện và kỳ vọng vào xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, các chuyên gia còn cho rằng, hệ thống ngân hàng cần chú ý nhiều hơn để việc quản lý rủi ro để giảm chi phí dự phòng rủi ro; đẩy mạnh tìm kiếm đối tác chiến lược…

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap