您现在的位置是:88Point > Nhà cái uy tín

【đội hình lille osc gặp marseille】Áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ của Nhật khó tới mức nào?

88Point2025-01-10 16:45:54【Nhà cái uy tín】7人已围观

简介Dư địa còn rất lớn cho nông sản hữu cơ xuất khẩuĐể nông nghiệp hữu cơ tránh được “vết xe đổ” của Vie đội hình lille osc gặp marseille

Dư địa còn rất lớn cho nông sản hữu cơ xuất khẩu
Để nông nghiệp hữu cơ tránh được “vết xe đổ” của VietGAP
Bí hạt đậu Danny Green của Công ty Seagull ADC đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ JAS của Nhật Bản
Bí hạt đậu Danny Green của Công ty Seagull ADC đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ JAS của Nhật Bản. Ảnh: TL

Đó là vấn đề được các chuyên gia, doanh nghiệp thảo luận tại tọa đàm: “Chinh phục tiêu chuẩn organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật” diễn ra vào chiều 18/3.

Bà Ino Mayu, điều phối viên Chương trình “Seed to Table” cho biết, hiện các siêu thị của Nhật Bản đều có quầy riêng để bày bán nông sản hữu cơ, và diện tích các quầy này hiện đã tăng gấp đôi so với khoảng 15 năm trước.

Theo thống kê của bộ Nông nghiệp Nhật Bản, Nhật Bản đang nhập nhiều nông sản hữu cơ của các nước, nhưng đa số là thực phẩm chế biến, trong khi các loại nông sản tươi chưa nhiều. Theo bà Ino Mayu, để tăng lượng nông sản tươi xuất khẩu vào Nhật Bản, cần phải nâng cao năng lực chế biến. “Sản xuất nông sản sạch bây giờ không chỉ mang lại sản phẩm nông sản sạch mà còn để bảo vệ môi trường, vì muốn có nông sản sạch thì phải có môi trường xanh, sạch” – bà Ino Mayu nói.

Theo đó, Nhà nước và các trường đại học cần có giải pháp giúp nông dân theo đuổi các quy trình tiêu chuẩn. Vì không có quy trình tiêu chuẩn thì không thể xuất khẩu ra nước ngoài, thậm chí ngay cả bán trong nước cũng khó.

Trong đó, tiêu chuẩn hữu cơ JAS (Japanese Agricultural Standards System – Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản) là tiêu chuẩn quốc gia của Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp thực phẩm... được thành lập bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF). Hệ thống JAS là hệ thống chứng nhận của bên thứ ba được Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF) là chủ chương trình của JAS công nhận.

Chia sẻ về câu chuyện đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ JAS của Nhật có khó không, ông Trần Phong Lan, Chủ tịch HĐQT Seagull ADC đánh giá: “JAS thực sự là một tiêu chuẩn khắt khe, nhưng doanh nghiệp chúng tôi không cảm thấy khó khăn khi thực hiện. Vì sao? Vì chúng tôi đã bắt đầu với tiêu chuẩn VietGap rồi sau đó là GlobalGap” – ông Phong Lan chia sẻ.

Như vậy, đầu tiên là phải theo tiêu chuẩn, tiêu chuẩn nào cũng được, nhưng phải ghi chép đẻ làm bằng chứng rằng mình đã thực hiện theo tiêu chuẩn. Khi làm được những điều này thì sẽ không có gì là khó khăn cả.

“Việc ghi chép đầy đủ không chỉ để cho các cơ quan giám sát, điều tra mà còn có ích cho chính chúng ta vì sẽ giúp nhận ra sai sót ở đâu, cần giúp kinh nghiệm ở đâu” – ông Phong Lan nhấn mạnh.

Tương tự, HTX Tấn Đạt (tỉnh Vĩnh Long) cũng đã đạt được nhận ba chứng nhận quốc tế của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Trong đó, tiêu chuẩn của Nhật Bản là khó nhất. Tuy nhiên, ông Đoàn Văn Tài, Giám đốc HTX Tấn Đạt khẳng định: “Chúng tôi làm được thì các HTX khác cũng làm được”.

Theo ông Tài, việc áp dụng tiêu chuẩn organic JAS vừa dễ mà cũng vừa khó. “Khó vì chúng tôi đi trước. Từ chuyện không thể tiếp cận các chế phẩm sinh học, mà phải tận dụng các phương pháp dân gian. Các loại phân hữu cơ cũng không có, nên rất khó khăn. Khi đó chúng tôi không nghĩ phải đạt tiêu chuẩn gì, chỉ muốn sản xuất ra các sản phẩm sạch và giữ gìn được môi trường” – ông Tài chia sẻ.

Ngày nay, việc sản xuất hữu cơ thuận tiện hơn nhiều, các loại phân bón, các chế phẩm sinh học và đặc biệt là dễ tiếp cận với các nhà khoa học.

Tuy nhiên, vẫn có những khó khăn như năng suất khi sản xuất hữu cơ sẽ sụt giảm nhiều so với sản xuất bằng phân hóa học. Nhiều bà con nông dân thấy sản xuất năng suất kém sẽ chán nản, muốn ra khỏi HTX. Ngoài ra, các HTX còn cần phải liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị để có đầu ra. Tuy nhiên, muốn thuyết phục được doanh nghiệp thì trước hết sản phẩm phải đạt chất lượng.

Khó khăn kế tiếp là việc cải tạo đất. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của ông Tài thì có thể cải tạo đất dần dần. Đầu tiên, phải cắt bỏ hoàn toàn phân hóa học, chất hóa học… để dần dần loại bỏ kim loại nặng và độc tố hóa học, cho đến khi kim loại nặng và chất hóa học được loại bỏ hết thì có thể làm chứng nhận tiêu chuẩn.

Từ kinh nghiệm HTX Tấn Đạt, ông Tài xin đề xuất các HTX phải thống nhất quy trình sản xuất cho các thành viên HTX, để tất cả mọi người cùng tuân thủ, cùng làm. Cùng với đó, các nhà khoa học nên nghiên cứu từng vùng đất để đưa ra quy trình chuẩn, từ đó các hộ nông dân, các HTX đưa vào áp dụng thống nhất. Ngoài ra, trong thời gian cải tạo đất, năng suất sẽ sụt giảm 30%, nên muốn làm hữu cơ thì phải chấp nhận ba năm đầu không có lợi nhuận. Nhưng có thể vận dụng các chính sách của nhà nước hiện có để hỗ trợ thêm cho bà con cho sản xuất hữu cơ.

很赞哦!(59814)