TPHCM tập trung giải quyết khó khăn,ảnxuấtkinhdoanhcủacácdoanhnghiệptíchcựcsaucổphầnhókết quả cúp quốc gia nhật bản thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp | |
Doanh nghiệp cần tích cực, chủ động phối hợp với cơ quan chức năng chống hàng lậu, hàng giả | |
Tháo gỡ vướng mắc cổ phần hóa doanh nghiệp |
Quá trình cổ phần hóa đã mang lại những kết quả tích cực cho công tác quản trị công ty tại các DN. Ảnh: ST |
Thặng dư 8.254 tỷ đồng qua cổ phần hóa
Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, trong năm 2022, tổng doanh thu ước đạt 1.123.334 tỷ đồng, bằng 114% kế hoạch và tăng 33% so với năm 2021, trừ EVN có lỗ đột biến do nguyên nhân khách quan. Tổng lợi nhuận trước thuế của 18 tập đoàn, tổng công ty ước đạt 39.219 tỷ đồng, bằng 173% kế hoạch và tăng 17% so với năm trước. Trong đó, 15/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 17/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế; 16/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách nhà nước. Một số tập đoàn, tổng công ty đã có nhiều nỗ lực, đạt nhiều kết quả tích cực, vượt mức kế hoạch tại nhiều chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh so với những năm trước như Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tổng công ty Xăng dầu (Petrolimex), Tập đoàn Hóa chất (Vinachem), Tập đoàn Than Khoáng sản (TKV); Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh đường cao tốc (VEC)...
Trong những năm qua, các DN thuộc Ủy ban cũng đã tích cực sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. Theo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, giai đoạn 2016-2020 và năm 2021 đến nay, các tập đoàn, tổng công ty đã tập trung mạnh vào việc cơ cấu lại ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoài ngành; cơ cấu lại các đơn vị thành viên, sản phẩm, thị trường, kế hoạch đầu tư, nguồn nhân lực; tăng cường đổi mới, hiện đại hóa quản trị doanh nghiệp; kiện toàn bộ máy quản lý, kiểm soát, kiểm toán nội bộ.
Về công tác cổ phần hóa, thoái vốn, hiện các tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành cổ phần 14 doanh nghiệp (6 tập đoàn, tổng công ty và 8 công ty con) với tổng giá trị thu về cho Nhà nước là 23.003 tỷ đồng (thặng dư 8.254 tỷ đồng, gấp 1,56 lần giá trị sổ sách). 6 tập đoàn, tổng công ty đã cổ phần hóa gồm: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) cổ phần hóa năm 2016, thu về 2.145 tỷ đồng; Tập đoàn Công nghiệp Cao su (VRG) cổ phần hóa năm 2017, thu về 1.204 tỷ đồng; Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) cổ phần hóa năm 2017, thu về 2.335 tỷ đồng; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) cổ phần hóa năm 2018, thu về 62,2 tỷ đồng; Tổng công ty Phát điện 3 (GENCO 3) cổ phần hóa năm 2018, thu về gần 201 tỷ đồng; Tổng công ty Phát điện 2 (GENCO 2) cổ phần hóa năm 2020, thu về 14,58 tỷ đồng.
Cùng với đó, 8 công ty con của các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước cũng đã được cổ phần hóa, trong đó, có 3 doanh nghiệp của PVN cổ phần hóa năm 2017, thu về 16.521 tỷ đồng; 1 doanh nghiệp của Tổng công ty Thuốc lá (Vinataba) cổ phần hóa năm 2017, thu về 2 tỷ đồng; Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cổ phần hóa 1 doanh nghiệp năm 2019, thu về 24 tỷ đồng; TKV cổ phần hóa 1 doanh nghiệp năm 2020, thu về 12 tỷ đồng; Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) cổ phần hóa 2 doanh nghiệp vào năm 2020, thu về 32 tỷ đồng. Trong những năm qua, Ủy ban Quản lý vốn cũng đã chỉ đạo thoái vốn tại 254 doanh nghiệp với tổng giá trị thu về cho Nhà nước là 35.112 tỷ đồng, thặng dư 25.410 tỷ đồng, gấp hơn 3,5 lần giá trị sổ sách.
90% DN có kết quả sản xuất kinh doanh cao sau cổ phần hóa
Theo đánh giá, quá trình cổ phần hóa đã mang lại những kết quả tích cực cho công tác quản trị công ty tại các doanh nghiệp. Hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa hiệu quả hơn, 90% doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh cao, vốn điều lệ và nộp ngân sách đều tăng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình 3 năm sau cổ phần hoá đạt 15,4%, tăng cao so với trung bình 12,4% của giai đoạn trước đó. Trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, vai trò làm chủ của người lao động – cổ đông được nâng lên rõ rệt, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, sau cổ phần hóa, kết quả sản xuất kinh doanh được nâng cao, bộ máy điều hành linh hoạt, nhạy bén hơn, sự tham gia đa dạng của các thành phần kinh tế, cả ngoài nhà nước và nước ngoài, đã mang lại một “làn gió mới” cho hoạt động quản trị chiến lược của các doanh nghiệp. Nhiều vấn đề về tài chính đã được tháo gỡ; đồng thời, tính minh bạch trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.
Theo đánh giá của Vụ Tổng hợp (Ủy ban Quản lý vốn nhà nước), nhìn về mặt tổng quan, kể từ sau cổ phần hoá, các doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đã từng bước lớn mạnh. Bộ máy điều hành không còn cứng nhắc như trước, thay vào đó là sự linh hoạt, nhạy bén với những biến đổi của môi trường kinh tế nói chung cũng như môi trường từng ngành nói riêng. Về quản trị chiến lược, một số doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư hơn với ý thức và tầm nhìn xa, rộng hơn thông qua việc hoạch định các chiến lược từ ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn. Không chỉ có tầm nhìn mới, doanh nghiệp đã chịu khó tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra các chiến lược với nội dung mang tính thực tế, chính xác và phù hợp với hoàn cảnh của doanh nghiệp cũng như bối cảnh của nền kinh tế hơn. Các chiến lược mang nặng tính áp đặt, không có tính thực tiễn bị loại bỏ hoàn toàn. Về quản trị tài chính, cổ phần hoá đã giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khúc mắc trong các vấn đề tài chính. Việc điều chỉnh tăng lượng vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ không còn là yếu tố khó khăn với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sau cổ phần hoá không còn quá nhiều tồn tại trong vấn đề vốn vay và nợ xấu. Tính minh bạch và rõ ràng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp được chú trọng và được đưa ra thảo luận, kiến nghị ở các cuộc họp cổ đông thường niên. Các doanh nghiệp cũng cho thấy tính chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết định về tài chính và quản trị tài chính, mạnh dạn mở rộng đầu tư thêm nhiều hạng mục và lĩnh vực khác.