您现在的位置是:88Point > World Cup

【ket quả ngoai hang anh】Vắc xin cho công nhân

88Point2025-01-24 22:58:20【World Cup】5人已围观

简介Việt Nam đã nhận là hơn 34 triệu liều vắc xin Covid-19Bộ Y tế đề nghị các nhà sản xuất đẩy nhanh tiế ket quả ngoai hang anh

Việt Nam đã nhận là hơn 34 triệu liều vắc xin Covid-19
Bộ Y tế đề nghị các nhà sản xuất đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu,ắcxinchocôngnhâket quả ngoai hang anh sản xuất vắc xin
Mở điểm trung chuyển tại chợ Bình Điền: Thương nhân đã tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19 mới được hoạt động
Người lao động chờ tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Viện Pasteur TPHCM. 	Ảnh: T.H
Người lao động chờ tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Viện Pasteur TPHCM. Ảnh: T.H

"Thẻ xanh" cho người lao động

Theo lãnh đạo TPHCM, việc tiêm vắc xin cho người dân đạt kết quả khá tốt. Tại cuộc họp vào cuối tuần qua, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho rằng, quan điểm về việc nới lỏng phục hồi kinh tế tại TPHCM dựa trên nguyên tắc an toàn, linh hoạt theo kết quả phòng chống dịch. Tiêu chí đánh giá an toàn dựa trên "thẻ xanh", "thẻ vàng" căn cứ trên kết quả tiêm vắc xin. Cùng với đó, TPHCM cũng thực hiện nguyên tắc 5K và quy định của Chính phủ về an toàn theo ngành, theo hoạt động.

Thẻ Covid là công cụ thống nhất và chủ yếu để kiểm soát các đối tượng trong quá trình phục hồi kinh tế sau ngày 15/9/2021, cấp cho các cá nhân đủ các yêu cầu về y tế, dịch tễ. Thẻ gồm 2 loại: "thẻ xanh Covid" và "thẻ vàng Covid". Trên thẻ có mã QR cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu của Sở Y tế. TPHCM tiếp tục chiến dịch tiêm vắc xin, đảm bảo tiêm 100% mũi 1 cho người trên 18 tuổi, nhắc mũi 2 cho toàn bộ người tiêm mũi 1, ưu tiên tuyến đầu, người có nguy cơ cao. Như vậy, người lao động tại các DN trên địa bàn TPHCM đảm bảo được tiêm vắc xin để phục hồi sản xuất.

Về lộ trình mở cửa, phục hồi kinh tế, TPHCM dự kiến thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (dự kiến từ 16/9/2021 - 31/10/2021), cá nhân, lao động có "thẻ xanh" có thể tham gia các hoạt động (trừ karaoke, vũ trường, quán bar, massage; dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại). Cá nhân, lao động có "thẻ vàng", có xét nghiệm âm tính với Covid-19 được tham gia một số lĩnh vực cụ thể.

Riêng tổ chức có 100% lao động có "thẻ xanh Covid" được tham gia tất cả các lĩnh vực (trừ karaoke, vũ trường, quán bar, massage; dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại). Tổ chức có 100% lao động có "thẻ xanh Covid" tại bộ phận có tiếp xúc người ngoài, có lao động có "thẻ xanh" hoặc "thẻ vàng" tại các bộ phận còn lại được tham gia một số hoạt động.

Trong giai đoạn 2 (dự kiến từ 31/10/2021 đến 15/1/2022), TPHCM sẽ mở rộng các hoạt động được phép cho đối tượng có "thẻ xanh" gồm: trung tâm thương mại; trung tâm tập luyện thể dục thể thao; hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời; dịch vụ ăn uống có quy mô nhỏ và đảm bảo giãn cách theo quy định (dưới 20 người).

Đến giai đoạn 3 (dự kiến sau 15/1/2022), TPHCM lên kế hoạch mở cửa tất cả các hoạt động của nền kinh tế. Đối với hoạt động karaoke, vũ trường, quán bar, massage, bắt buộc người tham gia phải có "thẻ xanh Covid". Ngoài các lộ trình dự kiến, TPHCM cũng có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gồm: hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ tổ chức sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí và chăm lo đời sống người lao động; hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ về thông tin, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Chỉ 30-40% doanh nghiệp phục hồi ngay

Theo kết quả khảo sát mới đây của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chỉ có 30 – 40% doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội, số doanh nghiệp còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại hoạt động sản xuất. Việc phục hồi sản xuất của DN đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nguyên nhân như: Chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị đứt gãy hoặc khó khăn trong vận chuyển; doanh nghiệp bị mất khách hàng do thời gian thực hiện giãn cách quá lâu, không đảm bảo tiến độ giao hàng. Đặc biệt là khó quy tụ lại lực lượng lao động như ban đầu do công nhân chưa được tiêm vắc xin nên chưa thể đến cơ sở sản xuất, đã về quê, cách ly, hay đang điều trị Covid…

Mặc dù hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo đưa lực lượng công nhân tại các KCN, KCX vào diện ưu tiên tiêm vắc xin ngừa Covid-19, tuy nhiên với việc giới hạn về lượng vắc xin của Việt Nam, theo kết quả khảo sát của VASEP, tính tới cuối tháng 8/2021, tỷ lệ tiêm vắc xin (mũi 1) cho công nhân thủy sản tại miền Nam, ĐBSCL đạt trung bình 30-40%. Việc ưu tiên triển khai tiêm vắc xin cho công nhân của các địa phương thực hiện khác nhau, trong khi nhóm DN ở tỉnh Cà Mau được tiêm vắc xin nhiều và nhanh nhất từ 90-95%. Công nhân ở các địa phương khác như: Long An, Cần Thơ, Hậu Giang,… hay các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Trung bộ như: Đà Nẵng, Khánh Hòa… tỷ lệ tiêm vắc xin rất ít và chưa phù hợp với mức độ bùng phát dịch tại các địa phương.

Diễn biến Covid-19 vẫn còn đang căng thẳng ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở TPHCM và một số tỉnh miền Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bình Dương), trong khi việc triển khai tiêm vắc xin cho lực lượng công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn còn hạn chế và chưa đồng đều. Trong các văn bản kiến nghị các cấp lãnh đạo trong thời gian gần đây, VASEP đề nghị tác động đến các địa phương khu vực phía Nam để ưu tiên tiêm vắc xin cho những người làm việc trong ngành thủy sản. VASEP đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thứ tự ưu tiên các thành phần được tiêm vắc xin ngừa covid-19.

Theo đó, sau những người làm tại các cơ sở y tế và những cán bộ liên quan phải tiếp xúc với người dân, người cao tuổi, người có bệnh nền thì thứ tự tiếp theo là những người lao động (trong sản xuất, lưu thông các mặt hàng thiết yếu; trong các nhà máy, các khu công nghiệp – thực hiện sản xuất cho xuất khẩu nói chung và sản xuất, XK thủy sản nói riêng), trong đó đặc biệt ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức “3 tại chỗ” tại các địa phương trong tháng 9/2021. Đặc biệt là lực lượng công nhân ngành thủy sản làm việc trong môi trường khép kín và ẩm ướt rất dễ lây lan dịch bệnh.

Ngoài ra, VASEP cũng đề xuất các địa phương không áp dụng cứng nhắc quy định sản xuất “3 tại chỗ” bằng việc hướng dẫn DN thực hiện “1 cung đường - 2 điểm đến” sau khi đã tiêm đủ vắc xin ngừa Covid-19 và nơi ở công nhân là một địa điểm ngoài nhà máy.

很赞哦!(5)