【lịch bóng đá giải vô địch ý】Nhiều doanh nghiệp buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính
Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Chính phủ bổ sung các nhóm DN cần phải thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính định kỳ ít nhất 1 năm/lần. Hiện nay, báo cáo tài chính của các DN có vốn Nhà nước, DN là tổ chức tín dụng... đều bắt buộc phải kiểm toán.
DN, tổ chức pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được DN kiểm toán, chi nhánh DN kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm: DN có vốn đầu tư nước ngoài; Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng; Tổ chức tài chính, DN kinh doanh bảo hiểm, DN môi giới bảo hiểm; Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán. DN, tổ chức phải được DN kiểm toán, chi nhánh DN kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm: DNNN, trừ DNNN hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm; DN, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành… |
Bộ Tài chính cho biết, theo quy định hiện hành của pháp luật về kiểm toán độc lập, tất cả các công ty cổ phần lớn (gồm công ty đại chúng, niêm yết và các DN nhà nước cổ phần hóa có sở hữu nhà nước trên 50% vốn điều lệ,...) và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu đều phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính định kỳ.
Mặt khác, Bộ Tài chính cũng dẫn chứng quy định của Chính phủ, theo đó, các DN, tổ chức mà báo cáo tài chính hàng năm bắt buộc phải được DN kiểm toán thực hiện kiểm toán bao gồm khá rộng thuộc 9 nhóm đối tượng, như: DN có vốn đầu tư nước ngoài; Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; Tổ chức tài chính, DN bảo hiểm, DN tái bảo hiểm, DN môi giới bảo hiểm, chi nhánh DN bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán…
Ngoài ra, đối với các DN, tổ chức kinh tế mà pháp luật về kiểm toán độc lập không yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm nhưng theo yêu cầu của công tác quản lý như khi vay vốn ngân hàng thương mại, sử dụng vốn của các tổ chức quốc tế cũng đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo yêu cầu của các tổ chức này.
Tuy nhiên, để các quy định pháp luật hiện hành nói trên được thực hiện nghiêm minh, Bộ Tài chính đã triển khai một loạt các biện pháp. Trong đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị được kiểm toán không thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, báo cáo tài chính hợp nhất… và các công việc kiểm toán khác theo quy định.
Bộ Tài chính cũng đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền nhận các báo cáo tài chính của các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định. Trong đó đề nghị các cơ quan, đơn vị không chấp nhận báo cáo tài chính mà không có báo cáo kiểm toán đính kèm, đồng thời yêu cầu các DN, tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ Tài chính để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kế toán, kiểm toán độc lập và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Đến thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính cho biết, phần lớn các DN, tổ chức là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo quy định hiện hành của pháp luật về kiểm toán độc lập đều đã nắm rõ và thực hiện các quy định trên.
Để công tác kiểm toán báo cáo tài chính thực hiện nghiêm, công khai, minh bạch, ngoài vai trò quản lý của Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước còn có vai trò của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan chủ sở hữu vốn. Vì vậy, trong thời gian tới Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan để tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các biểu hiện sai phạm.