【két quả v league】Bảo tồn tê giác bằng cách tiêm thuốc độc vào sừng

Chiều 15-4, tại buổi đối thoại trực tuyến giữa khoảng 30 phóng viên đại diện cho 30 cơ quan truyền thông báo chí tại TP.HCM, Bình Dương với tiến sĩ Lorinda và bác sĩ Charles Van Niekerk, nhiều phóng viên đã đặt câu hỏi xoay quanh giải pháp tiêm thuốc độc vào sừng tê giác mà Tổ chức Rhino Rescue đang tiến hành tại Nam Phi nhằm giảm thiểu tình trạng săn bắt và buôn bán sừng tê giác hiện nay…

Cận cảnh chi tiết truyền dịch độc vào sừng tê giác. Ảnh: T.TRANG

Một con số được công bố tại buổi đối thoại khiến nhiều người giật mình là hơn 1.200 con tê giác đã chết do nạn săn bắt ở Nam Phi trong năm 2014. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc lại tăng theo cấp số nhân. Nếu vấn đề này tiếp tục xảy ra thì không có cách nào bảo vệ loài tê giác khỏi sự săn bắt và giết chóc đang ở mức cực kỳ báo động.

Để bảo vệ loài tê giác trước nguy cơ tuyệt chủng, tiến sĩ Lorinda và Rhino Rescue (Dự án giải cứu tê giác) đã đưa ra giải pháp tiêm một loại độc tố vào sừng tê giác, loại chất độc này sẽ gây nguy hại cho người sử dụng sừng tê giác nhưng an toàn với động vật…

Việt Nam là thị trường lớn tiêu thụ sừng tê giác

Theo báo cáo mới nhất, có khoảng 25.000 con tê giác sống ở Nam Phi (chiếm 85%). Năm 2014 có 1.200 con tê giác bị săn bắt hợp pháp ở Nam Phi. Năm 2013, có khoảng 1.004 con tê giác bị giết ở Nam Phi, tăng 100% so với 448 con bị giết năm 2011. Năm 2012 có khoảng 668 con tê giác bị giết ở Nam Phi, tăng 5.000% so với 13 con ở năm 2007. Người ta ước tính, trong một ngày có trên 2 con tê giác bị giết tại đây.

Việc giết tê giác lấy sừng ngày càng trở nên phổ biến ở Nam Phi. Thị trường tiêu thụ sừng tê giác chủ yếu của bọn săn trộm chính là các nước châu Á, trong đó mạnh nhất là ở Trung Quốc và Việt Nam. Năm 1993, Trung Quốc ban hành lệnh cấm buôn bán sừng tê giác và công bố công khai việc truy tố những người buôn bán bất hợp pháp sừng tê giác.

“Đối với con người, khi sử dụng sừng tê giác có tiêm độc sẽ có triệu chứng: Buồn nôn, nặng bụng, co giật, mệt mỏi và có nguy cơ tử vong nếu sử dụng ở liều lượng lớn…”.

(Tiến sĩ Lorinda)