Vượt gian khó từ “Kỷ luật và Đồng tâm”
Quảng Ninh chiếm tới 95% trữ lượng than của cả nước. Than gắn với đất,ứcmạnhnộisinhcủbong da so net gắn với người Quảng Ninh, vì có than mà đất Quảng Ninh được gọi là “Đất Mỏ”. Đặc biệt hiện nay, tỉnh Quảng Ninh còn được coi là một trong những cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam với lực lượng đông đảo trên 400.000 người (chiếm gần 1/3 dân số toàn tỉnh), trong đó công nhân ngành than là trên 80.000 người. Đây là lực lượng đông đảo, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của tỉnh. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, khó khăn thử thách, nhờ phát huy tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” công nhân Vùng mỏ đã và đang tạo nên sức mạnh nội sinh khẳng định qua từng giai đoạn.
Ngược dòng lịch sử cách đây 88 năm, sự kiện lịch sử cuộc Tổng bãi công ngày 12-11-1936 của hơn 3 vạn thợ mỏ với tinh thần đoàn kết “Kỷ luật và Đồng tâm”, dưới sự lãnh đạo của Đảng chống lại chế độ áp bức của thực dân Pháp và tay sai đã giành thắng lợi vang dội. Sự kiện ngày 12-11-1936 mãi mãi đi vào lịch sử của lớp lớp thợ mỏ trở thành ngày Truyền thống của công nhân mỏ - Truyền thống ngành Than và là biểu tượng thành công về tập hợp lực lượng.
Sau năm 1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp tục phát huy khí thế cách mạng của cao trào 1936-1939, giai cấp công nhân Vùng mỏ đã cùng với nhân dân cả nước làm nên Cách mạng tháng Tám thành công, khẳng định đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng. Trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, vượt lên nhiều khó khăn, vất vả, hy sinh, giai cấp công nhân Vùng mỏ vừa kiên cường chiến đấu, vừa đẩy mạnh các hoạt động phá hoại kinh tế của địch; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, tổ chức công đoàn, phát triển lực lượng du kích, tự vệ trong công nhân, góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước với tinh thần “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và những khẩu hiệu: “Trận địa là nhà, Vùng mỏ là quê hương”, “Tay búa tay súng”, “Vừa sản xuất vừa chiến đấu”, công nhân Vùng mỏ Quảng Ninh đẩy mạnh thực hiện các phong trào: “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Ngày thứ bảy đẩy mạnh sản xuất”; các chiến dịch “Sản xuất Than chống Mỹ, cứu nước”, góp phần to lớn vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, củng cố và tăng cường sức mạnh của miền Bắc, đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, tham gia chiến đấu, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước...
Sau chiến tranh là giai đoạn ngành Than lâm vào khủng hoảng kinh tế kéo dài, thợ mỏ là tầng lớp chịu đựng đói khổ, gian truân nhiều nhất. Họ phải san sẻ cho nhau việc làm, ngày công, bữa ăn thường nhật để không ai phải rời bỏ vị trí và từng bước vượt lên hoàn cảnh ngặt nghèo. Với ngành Than, với người thợ mỏ, giai đoạn 2010-2017 là vô cùng cam go khi sản xuất liên tục rơi vào tình trạng bị đình trệ, sản lượng than tồn kho cao. Có thời điểm lượng than tồn kho của TKV đến trên 10 triệu tấn. Việc làm, thu nhập và đời sống thợ mỏ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi ấy, sức mạnh “Kỷ luật và Đồng tâm” lại được các thế hệ thợ mỏ phát huy. Hàng vạn công nhân cùng lãnh đạo ngành Than đã chủ động đối mặt với khó khăn, tháo gỡ dần từng nút thắt, tìm ra được giải pháp hợp lý trong điều hành sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, ngành Than đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng, tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, ổn định việc làm, thu nhập cho công nhân.
Gần 9 thập kỷ đã trôi qua, nhưng truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” vẫn vẹn nguyên giá trị, trở thành “sợi chỉ đỏ” giúp các đơn vị ngành Than luôn đoàn kết, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, lao động. Giai đoạn 2019-2022, dịch Covid-19 bùng phát kéo dài làm gián đoạn hoạt động sản xuất than. Một lần nữa tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” được đội ngũ công nhân, cán bộ ngành Than phát huy hiệu quả khi đã nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi mục tiêu kép: Vừa phòng chống dịch, vừa sản xuất kinh doanh hiệu quả trong tình hình mới. Mới đây nhất, cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ ngày 7-9-2024 đã gây thiệt hại nặng nề cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Ngay sau khi bão tan, TKV đã chỉ đạo các đơn vị phát huy truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” tinh thần vượt khó thần tốc khắc phục hậu quả sau bão, nhanh chóng ổn định sản xuất trở lại.
Ông Nguyễn Văn Tuân, Giám đốc Công ty Than Mạo Khê, cho biết: Mạo Khê là nơi phát hiện và khai thác than đầu tiên ở nước ta từ năm 1840 thời Vua Minh Mạng. Đối với Công ty Than Mạo Khê đã có lịch sử 70 năm xây dựng và phát triển. Suốt chặng đường qua, công ty đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, các thế hệ cán bộ, người lao động đã phát huy tốt truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”, gặt hái được nhiều thành tích đáng tự hào. 7 thập kỷ qua công ty đã ghi dấu bước chân của hơn 24.000 lượt thợ mỏ; đào trên 900km đường lò, khai thác trên 70 triệu tấn than. Cùng với sự phát triển của ngành Than, hiện nay Than Mạo Khê đang không ngừng đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo an toàn sản xuất cho người lao động. Mục tiêu cơ giới hóa, tự động hóa đồng bộ dây chuyền sản xuất đã được chỉ đạo quyết liệt ở tất cả các khâu sản xuất. Đồng thời sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy tinh thần tự lực, tự cường cùng truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của giai cấp công nhân Vùng mỏ, đoàn kết đồng lòng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng Công ty Than Mạo Khê ngày càng phát triển bền vững.
Nhân lên sức mạnh
Có thể thấy truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” đã tạo nên sức mạnh đoàn kết của công nhân mỏ vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Đáng chú ý, trong chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển (1994-2024), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã có quá trình tăng trưởng vượt bậc, ổn định, bền vững cả về chiều rộng và chiều sâu. Giai đoạn 1994-2023, TKV đã khai thác được hơn 850 triệu tấn, tiêu thụ gần 900 triệu tấn than. Hiện nay, TKV duy trì sản lượng khai thác than ở mức 38-40 triệu tấn/năm.
Năm 2024, TKV phấn đấu sản xuất 37,4 triệu tấn than, tiêu thụ 50 triệu tấn. Từ đầu năm đến nay, TKV gặp nhiều khó khăn, đặc biệt chịu ảnh hưởng nặng nề của bão số 3, song đã tập trung tháo gỡ khó khăn, duy trì nhịp độ sản xuất. 10 tháng năm 2024, TKV khai thác được hơn 30,6 triệu tấn than, bốc xúc đất đá đạt 118,1 triệu m3. Tiêu thụ 37,76 triệu tấn than, trong đó cung cấp cho các hộ sản xuất điện 32,37 triệu tấn.
Ở mảng công nghiệp và khoáng sản, hiện tại TKV quản lý, vận hành 7 nhà máy điện công suất 1.550MW do Tập đoàn đầu tư xây dựng. Công nghiệp hóa chất mỏ, ngoài cung cấp các loại vật liệu nổ phục vụ cho ngành Than còn đáp ứng nhu cầu quốc phòng cùng 29 đầu mối kinh tế quan trọng trong cả nước. Ngành công nghiệp cơ khí của TKV đến giai đoạn này, đã chuyển hướng chuyên hóa, tạo ra các sản phẩm độc quyền dùng cho hầm lò, đồng thời thực hiện liên doanh với nước ngoài lắp ráp, chế tạo các loại thiết bị mỏ hiện đại và đóng thành công cỡ tàu biển trọng tải lớn.
Nhờ sản xuất, kinh doanh hiệu quả, TKV đã đóng góp đáng kể vào NSNN. Tổng tài sản của TKV tính đến cuối năm 2023 đã tăng hơn 97 lần so với năm mới thành lập, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước; doanh thu tăng trưởng vượt bậc với tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm (năm 1995 doanh thu 2.500 tỷ đồng, đến năm 2023 doanh thu đạt 170.000 tỷ đồng); lợi nhuận trước thuế năm 1995 đạt 40 tỷ đồng, đến năm 2023 đạt 6.000 tỷ đồng; nộp NSNN năm 1995 đạt 120 tỷ đồng, năm 2023 đạt 29.000 tỷ đồng; tiền lương bình quân hiện nay đạt trên 17 triệu đồng/người/tháng, trong đó thợ lò đạt trên 21 triệu đồng/người/tháng. Những thành quả đạt được của TKV góp phần quan trọng giúp công nhân lao động ngành Than giữ vững sự tin tưởng vào các cấp chính quyền, ổn định đời sống, tăng cường sự đoàn kết, phát huy tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm" vượt qua khó khăn; từ đó giúp mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và công nhân lao động thêm khăng khít.
Định hướng chung về phát triển kinh doanh gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trong giai đoạn tới của TKV được xác định là: “Thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở đi đôi với phát triển theo chiều rộng tăng cường phát triển theo chiều sâu bằng cách áp dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại và đẩy mạnh chế biến sâu tạo ra các chuỗi sản phẩm và chuỗi giá trị trên nền sản xuất than - khoáng sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, có giá trị gia tăng cao và hiệu quả”. TKV đặt mục tiêu đến năm 2030, sản lượng than thương phẩm đạt 35-40 triệu tấn, nhập khẩu 15-20 triệu tấn than.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV TKV Ngô Hoàng Ngân nhấn mạnh: Bề dày thành tích đầy tự hào đạt được trong suốt chặng đường vừa qua sẽ là động lực thôi thúc các thế hệ cán bộ, công nhân, người lao động của TKV có trách nhiệm phấn đấu lao động, sáng tạo góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển ngành Than - Khoáng sản Việt Nam vững mạnh và phồn thịnh. Chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi TKV phải có những bước đột phá, phát triển mạnh mẽ, thực hiện tốt những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao; tiếp tục phát huy truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”, đoàn kết, đồng lòng xây dựng TKV phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đất nước. Bài học kinh nghiệm trong suốt chặng đường qua cho thấy, để vượt qua những khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, TKV phải đổi mới tư duy kinh doanh theo hướng tiếp tục phát huy truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị trong Tập đoàn, tuân thủ phương châm phát triển hài hòa với cộng đồng và xã hội.