88Point

LTS: Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ mới, điều chỉnh một số quy định để các cặp đấu c1

【các cặp đấu c1】'Ở đây chúng tôi không làm nghiên cứu theo cách như vậy'

LTS: Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ mới,Ởđâychúngtôikhônglàmnghiêncứutheocáchnhưvậcác cặp đấu c1 điều chỉnh một số quy định để phù hợp với thực tế triển khai tại các cơ sở đào tạo đại học, sau hơn 4 năm thực hiện quy chế năm 2017. Một lần nữa, vấn đề hướng tới thực chất của hoạt động nghiên cứu trong quá trình đào tạo tiến sĩ tiếp tục được quan tâm trở lại. Tiến sĩ Nam Lê, chuyên ngành Evolutionary Artificial Intelligence (Trí thông minh nhân tạo tiến hoá) tại Đại học tổng hợp Dublin (Ireland) đã chia sẻ về hành trình nghiên cứu khoa học của mình. Bài viết được đăng tải trên trang cá nhân của tác giả. 

{ keywords}
Tác giả Nam Lê chia sẻ về quá trình học và nghiên cứu của mình ở nước ngoài

Hôm nay, Facebook nhắc lại rất nhiều kỷ niệm nghiên cứu, vì cứ giữa tháng 7 là hay có các hội nghị khoa học lớn. Đặc biệt thời điểm 3 năm trước, khi tôi đi trình bày "paper" (bài báo khoa học) tại WCCI 2018 (World Congress on Computational Inteligence - Đại hội nghị về thông minh tính toán, bao gồm evolutionary computation - tính toán tiến hóa, neural networks – mạng lưới nơ-ron, fuzzy logic  - tư duy mờ và các lĩnh vực liên quan), tổ chức ở Rio de Jainero (Brazil).

Bài báo của tôi là một trong số những bản được đề cử Best Paper Award, lựa chọn từ hơn 1.000 tác giả là các nhà khoa học tham dự hội nghị.

Nhưng thú vị hơn cả, đó là bài đầu tiên cho luận văn tiến sĩ sau gần 2 năm làm nghiên cứu.

Hôm qua, sau khi xem Google scholar* của tôi giai đoạn 2016-2018, có người hỏi, giáo sư có “ép” tôi xuất bản không?

Tôi thành thật trả lời: “Không, thậm chí thầy còn không cho phép viết và trình một công trình khoa học nào, cho đến khi được đề cử giải trên”. Tại sao lại kì lạ vậy?

Thực tế là, khi mới bắt đầu chương trình tiến sĩ 3 tháng, tôi đã "viết được" một "bài báo khoa học". Nghe rất oách đúng không? Người khác nghiên cứu tiến sĩ chân ướt chân ráo, còn phải học hỏi nhiều thứ, tôi đã bắt đầu lên ý tưởng, lập trình thí nghiệm, viết bài báo khoa học và được đồng ý ngay rồi.

Nhưng thế mà, sau đó, thầy yêu cầu tôi dừng tất cả mọi suy nghĩ liên quan đến việc này mà tập trung trả lời cho thầy một số câu hỏi lý thuyết.

Có rất nhiều lần gặp thầy, tôi hỏi: “Hay cho tôi trình cái này, cái kia..”, thầy đều gạt đi, nói: “Nam, khi nào cậu cho tôi thấy cậu hiểu được ‘X là gì’ thì lúc đấy, chúng ta mới nói chuyện công bố khoa học được”.

Thời điểm đó, tôi chưa hiểu ý thầy lắm. Tôi mang đúng mô hình “anh thợ đi làm nghiên cứu”, nghĩa là biết được một vài thuật toán, một vài nền tảng sẵn có, rồi chạy thí nghiệm, chỉnh sửa kỹ thuật vài thuật toán, làm thống kê cho thấy kết quả tối hơn cái cũ… Thế là viết được một bài báo khoa học. Thế giới quan về khoa học của tôi lúc đó, những bài viết mà tôi đọc của cả những giáo sư tiến sĩ tại Việt Nam, hay châu Á.., phần lớn đi theo mô hình này cả.

Trước khi nghiên cứu tiến sĩ, tôi cũng từng viết, làm khoa học “mới chớm” kiểu đó. Các bạn bè xung quanh, một số cũng tâm sự, cứ đi tìm những bài nghiên cứu cũ, rồi hoàn thiện nó, thế là có “công bố khoa học” rồi. Tôi bị ngấm cách tiếp cận như vậy lúc nào không hay, và tưởng rằng mình “hay lắm, nhanh lắm”.

Nhiều lần thầy từ chối, tôi còn có một chút thái độ "ai oán", tại sao thầy cho người khác viết bài báo khoa học, đi hội nghị, ở khách sạn mà không phải tôi? Thấy bạn bè nhiều người khoe được xuất bản nghiên cứu này khác, tôi cũng có chút suy nghĩ.

Cho đến một lần, thầy nói thẳng: “Nam, tôi biết trước khi đến đây, cậu đã ‘biết’ cách làm khoa học. Đó là lý do chúng tôi tuyển và trao cậu học bổng toàn phần, vì chúng tôi thấy tiềm năng đó. Tôi không có ý xúc phạm nơi cậu từng sống, nhưng tôi nhìn ra ‘phương pháp’ mà cậu đang nghĩ, cái cậu cho rằng có thể tạo ra các bài báo khoa học, công bố và xuất bản, có lẽ cậu đã được rèn luyện như thế từ trước. Đành rằng điều này là cần thiết, nhưng nó không phải theo cách làm mấy thứ gọi là idea (ý tưởng), nhưng thực tế là ‘chỉnh sửa kỹ thuật nhỏ nhặt’. Ở đây chúng tôi không làm như vậy.

Bài báo khoa học đầu tiên khi cậu mới đến cách đây 3 tháng, ngay sau khi cậu được đồng ý và trình bày trước cả nhóm, chúng tôi đã biết nó không phù hợp với hướng đi lâu dài của nghiên cứu tiến sĩ. Nhưng chúng tôi vẫn cho cậu đi trình bày ở San Sebastian, bởi muốn cậu được ra ngoài giải tỏa tâm lý. Và quan trọng là, để cậu làm quen với một số người cùng lĩnh vực, nghe được những nghiên cứu có liên quan tại hội nghị. Mục đích để cậu có cái nhìn rộng hơn sau khi được trải nghiệm.

Đặc biệt, khi nhìn thấy tiềm năng của cậu, tôi cần cậu dựng cho bản thân mình một bức tranh lớn. Nghiên cứu tiến sĩ kết thúc bằng luận án, mà khi ấy cậu sẽ như một người kể chuyện, có cốt truyện rõ ràng. Trong quá trình đó, cậu có thể công bố những công trình khoa học liên quan đến luận án, trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu mà luận văn nêu ra, với hy vọng có thể đóng góp cho một lĩnh vực hẹp của khoa học, ở đây có thể là ngành của chúng tôi (tính toán tiến hóa).

Tôi tin là cậu sẽ làm một tiến sĩ tốt hơn rất nhiều nếu cậu hiểu được bức tranh lớn của mình. Thay vì chỉ “chăm chăm” đi cải thiện một cái đã có sẵn, và tạo ra (generate) thật nhiều bài báo khoa học  chẳng gắn kết đến một đích cụ thể nào hết”.

Chốt lại, thầy bảo: “Cái tôi cần là cậu cho chúng tôi thấy, cậu hiểu “X là gì” trước tiên, trước khi nói về các hướng nghiên cứu tiếp theo. Còn từ giờ, không nói về các công bố khoa học (publications) nữa”.

Đây giống như một mệnh lệnh. Tôi nghe lời thầy, lao vào đọc như điên, không nghĩ đến chuyện viết "paper" nữa. Tôi đọc nhiều lĩnh vực, từ trí tuệ nhân tạo (AI) đến kỹ thuật Machine Learning, đến các lý thuyết trong sinh học, tâm lý học. Hoàn toàn là tự học, không ai chỉ cho nguồn tài liệu, nhưng càng đọc thì càng liên kết được nhiều ý tưởng.

Thế rồi đến cuối năm 2017, tôi trình bày đề cương luận án (research proposal)của mình. Lần đầu tiên trong đó có các câu hỏi nghiên cứu (1,2,3,4…) rõ ràng, trước đó là các nhận xét kĩ càng, cách định nghĩa lý thuyết. Sau đó, tôi mới xin phép thầy được viết bài báo khoa học gửi đến tham dự WCCI ở Brazil.

Lúc này, giáo sư mới đồng ý. Có điều, thầy e ngại tôi không kịp, bởi 10 ngày nữa đã đến hạn nộp. Thầy hỏi tôi có ý tưởng gì chưa, nếu có thì gửi kết quả và bản thảo trong vòng 5 ngày tới để cùng kịp chuẩn bị.

Thật ra trước đó, tôi đã có sẵn ý tưởng, lập trình xong hết kết quả trước khi trình bày và xin phép thầy. Ngay sau đó, tôi gửi bản thảo cho 2 giáo sư. Cả hai đều hài lòng, chỉ chỉnh sửa một số chỗ tiếng Anh.

Bài báo khoa học của tôi được chấp nhận sau 3 tháng xem xét, còn được đề cử "Giải bài báo khoa học tốt nhất". Đây cũng là công bố đầu tiên của tôi cho luận văn sau gần 2 năm làm nghiên cứu, cho đến khi được phép viết.

Cũng chính nhờ quãng thời gian “bị cấm”, tôi đã học được rất nhiều. Thành công liên tiếp ập đến. Ngay sau khi viết xong bài báo khoa học trên trên, cũng trong tháng 1/2018m tôi gửi hồ sơ đến complex system summer school** ở Viện nghiên cứu Santa Fe (Mỹ) và được chấp nhận với lời nhận xét rất ấn tượng. Giáo sư đã chi trả toàn bộ chi phí ăn ở, đi lại cho hơn 1 tháng tôi học tập và nghiên cứu tại đây.

Sau bài báo khoa học đầu tiên này, vì đã sẵn các bước, xây dựng được bối cảnh trong đầu, tôi liên tiếp công bố thêm 8-9 bài báo khoa học khác dùng cho luận án của mình. Trong đó cũng có thêm 2 bài được đề cử giải thưởng tiếp theo.

Khi về nước, tôi đều chúc mừng các bạn trẻ có công bố khoa học. Nhưng có không ít bạn gặp, hỏi và tôi chỉ nói: “Con số 20-30 bài/năm là rất lớn, nhưng thực sự em đã xây dựng toàn cảnh nghiên cứu với nó không? Nghiên cứu của em để trả lời cho điều gì? Em nghĩ nó có quan trọng không?”.

Không ít bạn sau khi nghe lời khuyên của tôi, đã suy nghĩ lại về cách làm nghiên cứu của mình. Tôi nhận ra, cái chúng ta thiếu, chính là cách hiểu đúng đắn về ý nghĩa của đào tạo tiến sĩ, của công bố khoa học. Tôi biết ơn những ngày tháng được học tập, nhận sự giúp đỡ của hai giáo sư để thay đổi tư duy, văn hóa làm việc của mình.

Nam Lê

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap