【nhận định uae】Ngành Tài chính liên tục dẫn đầu về chuyển đổi số

Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ

Báo cáo tại hội nghị,ànhTàichínhliêntụcdẫnđầuvềchuyểnđổisốnhận định uae ông Nguyễn Việt Hà - Phó Cục trưởng Cục Tin học và thống kê tài chính (THTKTC) cho biết, thời gian qua, công tác xây dựng, phát triển và duy trì hệ thống công nghệ thông tin, thống kê tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã gắn liền với các nhiệm vụ chính trị được giao của ngành Tài chính; đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu điều hành nền tài chính quốc gia, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Theo kết quả xếp hạng, năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục xếp vị trí thứ nhất về mức độ chuyển đổi số khối các bộ, ngành cung cấp dịch vụ công... Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp (2020, 2021), Bộ Tài chính dẫn đầu về chuyển đổi số. Bộ Tài chính duy trì vị trí đứng đầu về DTI (Bộ chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia) của các bộ cung cấp dịch vụ công, với giá trị 0,6321 tăng so với năm 2020 (0,4944).

Đến nay, 100% thủ tục hành chính của Bộ Tài chính đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Các DVCTT của Bộ Tài chính cung cấp ngày càng nhiều tiện ích, giúp giảm thời gian, chi phí, đem lại sự hài lòng cho các tổ chức và cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia giao dịch với cơ quan tài chính.

Cục THTKTC cho biết, tính đến 29/3/2023, Bộ Tài chính triển khai 792 DVCTT (trong đó, 433 DVCTT một phần và 359 DVCTT toàn trình), đưa 296/405 DVCTT mức độ 3, 4 lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Các hoạt động nhằm duy trì, đảm bảo an toàn thông tin mạng được các đơn vị trong ngành Tài chính thực hiện tốt, không để xảy ra sự cố mất an toàn thông tin. Các đơn vị cũng cơ bản đảm bảo triển khai đủ 4 lớp an toàn thông tin theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung

Trong đó, ngành Thuế đã triển khai cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cho 100% doanh nghiệp, tổ chức (851.372 đơn vị) và 100% hộ, cá nhân kinh doanh (65.567 hộ, cá nhân kinh doanh) tại 63 tỉnh, thành phố cả nước.

Ngành Hải quan triển khai hiệu quả các hệ thống ứng dụng phục vụ đắc lực cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2023, các hệ thống DVCTT của ngành Hải quan đã tiếp nhận và xử 2,83 triệu hồ sơ.

Kho bạc Nhà nước tiếp tục cung cấp DVCTT đạt 100% số đơn vị (trừ khối an ninh quốc phòng), 99,5% chứng từ chi ngân sách nhà nước bằng kênh điện tử; cung cấp thông tin tình trạng xử lý hồ sơ DVCTT và biến động số dư tài khoản qua thiết bị mobile. Đồng thời, KBNN thực hiện liên thông giữa hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp (KT-HCSN) sử dụng tại các đơn vị sử dụng ngân sách với hệ thống DVCTT của kho bạc; hoàn thành triển khai thí điểm cổng trao đổi dữ liệu với nhà cung cấp điện, nước, viễn thông nhằm cải cách thủ tục hành chính, tiến tới chủ động thanh toán chi phí dịch vụ cho các đơn vị sử dụng ngân sách và chuẩn bị triển khai diện rộng bắt đầu từ 15/4/2023.

Cũng theo ông Nguyễn Việt Hà, hệ thống văn bản hoạch định chiến lược, chương trình hành động xây dựng Bộ Tài chính số cơ bản được ban hành đầy đủ. Trong đó, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 của Bộ Tài chính...

Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của ngành

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã ghi nhận và đánh giá cao các kết quả đã đạt được trong năm 2022 và 3 tháng đầu năm 2023 của tập thể cán bộ làm công tác công nghệ thông tin và thống kê ngành Tài chính.

Theo Thứ trưởng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức (đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân); đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước.

Để hoàn thành 100% các nhiệm vụ trong chương trình công tác năm 2023 và các nhiệm vụ đột xuất được Bộ giao, đáp ứng yêu cầu về thời gian, chất lượng, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi yêu cầu Cục THTKTC và đơn vị đánh giá rõ hơn những tồn tại của năm 2022 và 3 tháng đầu năm 2023, đồng thời bàn giải pháp cụ thể để khắc phục và triển khai tốt hơn trong 9 tháng cuối năm 2023 và những năm tiếp theo.

Tiếp tục xây dựng, phát triển hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh, năm 2023 là năm bản lề quan trọng thực hiện Chiến lược phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Do vậy, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính cần tiếp tục xây dựng, phát triển và duy trì hệ thống công nghệ thông tin, thống kê tài chính đồng bộ, thống nhất, gắn liền với các nhiệm vụ chính trị được giao của ngành Tài chính, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu điều hành nền tài chính quốc gia của Bộ Tài chính.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng yêu cầu đơn vị chủ trì hoàn thiện quy chế an toàn, an ninh mạng, thay thế quy chế ban hành năm 2018; đẩy mạnh việc hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý đầu tư công nghệ thông tin (CNTT) đảm bảo đồng bộ, đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu quản lý và tổ chức triển khai ứng dụng trong ngành Tài chính.

Cùng với đó, tập trung nguồn lực tổ chức triển khai và đảm bảo tiến độ giải ngân đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn phục hồi kinh tế - xã hội; tổ chức triển khai danh mục dự toán, các dự án lớn, nhiệm vụ trọng tâm toàn ngành, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và phấn đấu đến hết quý II/2023 hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu các gói thầu, ký hợp đồng và đảm bảo giải ngân tối thiểu 95% dự toán giao; ưu tiên các nhiệm vụ cần tập trung triển khai, nắm bắt kịp thời các thay đổi và điều chỉnh nghiệp vụ để ứng dụng CNTT phù hợp đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi đề nghị các đơn vị nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ của cách mạng 4.0 trong các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của ngành Tài chính; tăng cường công tác phối hợp triển khai ứng dụng CNTT giữa các đơn vị trong ngành. Đồng thời, toàn ngành cần củng cố, bổ sung nguồn nhân lực CNTT đảm bảo về mặt số lượng, nâng cao về chất lượng...

Từng bước thực hiện tiến trình hiện đại hóa hiệu quả

Cũng trong ngày 14/4, tại Quảng Ninh, đã diễn ra Hội nghị đối tác tin học và thống kê tài chính năm 2023. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì hội nghị.

Hội nghị tập trung đánh giá công tác phối hợp triển khai công nghệ thông tin (CNTT) và thống kê giữa các đơn vị trong ngành và các đối tác phát triển trong năm 2022. Thông qua hội nghị, các đối tác trong lĩnh vực CNTT cũng nắm được kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT và thống kê của Bộ Tài chính để bố trí các nguồn lực đảm bảo triển khai đúng kế hoạch; các đơn vị quản lý CNTT của ngành Tài chính thấy được các vướng mắc và đưa ra các giải pháp đồng bộ trong việc phối hợp triển khai năm 2023 và các năm tiếp theo.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi đã ghi nhận các kết quả trong triển khai ứng dụng CNTT ngành Tài chính thời gian qua. Các đơn vị đối tác trong và ngoài nước đã có những đóng góp đáng kể giúp Bộ Tài chính từng bước thực hiện tiến trình hiện đại hóa, trong đó ứng dụng CNTT đã thực hiện tốt nhiệm vụ là công cụ, giải pháp để giúp cho quá trình cải cách nghiệp vụ và các thủ tục hành chính trong ngành Tài chính ngày càng phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp.