【lucky88 club】Mỗi tháng có hơn 700.000 địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma
Thông tin trên vừa được ông Nguyễn Thành Phúc,ỗithángcóhơnđịachỉIPViệtNamnằmtrongmạngmáytílucky88 club Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, chia sẻ tại tọa đàm chủ đề “Xác thực không mật khẩu Make in Việt Nam” diễn ra chiều ngày 13/7, khi đề cập đến những nguy cơ mất an toàn thông tin trên không gian mạng.
Theo ông, công cuộc chuyển đổi số đang tác động sâu rộng, bao trùm đến toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội tại Việt Nam. Do các hoạt động được chuyển lên môi trường số rất nhanh nên chúng ta đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ mới trên không gian mạng.
"Tấn công mạng đang trở thành thách thức hàng đầu có thể quyết định đến sự thành bại của quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam", ông Nguyễn Thành Phúc nhấn mạnh.
Qua theo dõi của Cục An toàn thông tin, tấn công mạng đang diễn ra trên phạm vi rất rộng và gây thiệt hại lớn. Thời gian gần đây, các cuộc tấn công mạng đang tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như năng lượng, mạng lưới điện, ngân hàng, y tế, môi trường, thông tin truyền thông…
Minh chứng cho nhận định của mình, ông Nguyễn Thành Phúc nêu dẫn chứng 2 vụ tấn công mạng nổi bật gây thiệt hại nặng nề là sự cố mã độc Petya với tổng mức thiệt hại lên đến 10 tỷ USD cho các quốc gia Ukraina, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Anh, Mỹ, Nga, Ấn Độ; và sự cố tấn công mạng Solawinds khiến 18.000 khách hàng bị ảnh hưởng, cùng 9 cơ quan chính phủ, hơn 100 công ty tại Mỹ cùng nhiều quốc gia.
Tại Việt Nam, số liệu của Bộ TT&TT cho thấy, năm 2021, hơn 3.300 website trong nước bị xâm nhập và thay đổi giao diện, trung bình hàng tháng hơn 700.000 IP Việt Nam nằm trong mạng botnet (Botnet là mạng lưới các thiết bị máy tính đã bị chiếm quyền điều khiển được sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công mạng - PV).
Theo hãng bảo mật Kaspersky, trong quý I năm nay, Việt Nam là một trong các quốc gia mục tiêu (chiếm 2,07%) trong chiến dịch tấn công mạng sử dụng mã độc Emotel lấy cắp thông tin đăng nhập, dữ liệu quan trọng.
Cùng với sự gia tăng các cuộc tấn công vào các hệ thống thông tin quan trọng, các chiến dịch tấn công lừa đảo (Phishing) và đánh cắp, lộ lọt thông tin dữ liệu người dùng đang có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở khắp nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Đại diện Cục An toàn thông tin cũng cho hay, trong năm ngoái, đã phát hiện 2 triệu website lừa đảo trên thế giới. Tại Việt Nam, có tới trên 800 website lừa đảo giả mạo các ngân hàng, với các phương thức lừa đảo như gửi email, tin nhắn điện thoại, Zalo, Viber, quảng cáo trên mạng xã hội... để đánh cắp thông tin đăng nhập của người dùng.
Đáng chú ý, theo Group-IB, từ tháng 5/2019 đến tháng 6/2022, các nhóm tội phạm mạng đã tổ chức các chiến dịch tấn công lừa đảo nhắm tới khách hàng của 26 ngân hàng tại Việt Nam nhằm đánh cắp tiền, thông tin cá nhân.
Trong nửa đầu năm nay, Cục An toàn thông tin cũng đã xử lý tới 506 website lừa đảo giả mạo tổ chức tài chính ngân hàng; và hỗ trợ xử lý ngăn ngừa 1,5 triệu lượt người dùng Internet truy cập vào các trang lừa đảo, vi phạm pháp luật.
Cùng với đó, tình trạng lộ lọt thông tin dữ liệu người dùng đang diễn ra phức tạp ở Việt Nam và thế giới. Nổi bật là, vào tháng 4/2021, hơn 500 triệu tài khoản Facebook bị rò rỉ dữ liệu. Vào tháng 9/2021, 500.000 tài khoản và mật khẩu người dùng trên 200.000 thiết bị Fortinet VPN toàn cầu bị tiết lộ.
Đặc biệt, cuối 2021, thống kê của NordPass cho thấy có hàng triệu mật khẩu người dùng Việt Nam bị lộ, mật khẩu phổ biến nhất là “123456”. “Điều này cho thấy ý thức của người dùng về duy trì mật khẩu an toàn còn rất thấp”, đại diện Cục An toàn thông tin nhận xét.
Cùng với việc điểm ra những số liệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân, đại diện Cục An toàn thông tin cũng thông tin thêm, báo cáo điều tra của Verizon từ tháng 11/2020 đến tháng 10/2021 đã chỉ ra rằng việc sử dụng thông tin đăng nhập bị đánh cắp chiếm tới 80% các vụ vi phạm lộ lọt dữ liệu.
Vân Anh