Phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ bắt đầu từ chiều 10/9. |
Chiều 10/9,ửaLuậtCôngđoànPhânphốikinhphícôngđoànthếnàtop ghi bàn c1 mới nhất ngay sau khi khai mạc phiên họp 48, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Dự ánLuật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn.
Một trong những vấn đề dự kiến được sửa đổi, đang rất được doanh nghiệpvà người lao động quan tâm, đó là phân phối kinh phí công đoàn.
Luật hiện hành (khoản 2 điều 26) quy định: “Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động”.
Nhiều năm qua, theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định, nhiều tổ chức, cá nhân nhầm tưởng số kinh phí 2% chỉ nhằm để phục vụ cho công đoàn cấp trên cơ sở trở lên, có người hoài nghi về mục đích sử dụng nguồn kinh phí này.
Tuy nhiên, theo kết quả kiểm toán vừa được hoàn thành thì "nhầm tưởng" nói trên không phải hoàn toàn không có cơ sở. Bởi, kết quả kiểm toán cho thấy, trong khi các công đoàn cơ sở, tình trạng thiếu kinh phí hoạt động diễn ra phổ biến, thậm chí một số công đoàn cơ sở mất cân đối thu - chi thì các công đoàn cấp trên cơ sở, liên đoàn lao động, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam lại sử dụng kinh phí tích lũy lên đến gần 29.000 tỷ đồng chỉ để gửi ngân hàngcó kỳ hạn nhằm tăng thu khác, đầu tư, cho vay...
Đáng chú ý là trong giai đoạn 2013 - 2019, tỷ lệ chi cho người lao động/tổng chi là 59,6%. Còn theo kết quả kiểm toán năm 2019, tỷ lệ chi trực tiếp cho người lao động chỉ còn 46%, tức là tỷ lệ này càng ngày càng giảm.
Chỉ ra rất nhiều lình xình khác trong tài chínhcông đoàn, Kiểm toán Nhà nước nêu một trong những nguyên nhân là việc quy định của Luật Công đoàn hiện hành tạo sự chủ động cho Tổng Liên đoàn quy định hướng dẫn quản lý, sử dụng, quyết toán tài chính công đoàn, quản lý tài sản mà không phải lấy ý kiến hoặc có thỏa thuận trước khi ban hành với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, dẫn đến một số văn bản ban hành chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
Và mặc dù, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra rằng số dư tích luỹ tài chính công đoàn là quá lớn (đến ngày 31/12/2019 là gần 29.000 tỷ đồng, chủ yếu tập trung tại cấp tỉnh, thành phố và tương đương (chiếm tỷ lệ 36% của toàn ngành), việc sử dụng chưa đúng quy định và chưa có hiệu quả, nhưng Tổng Liên đoàn vẫn khẳng định việc giữ ổn định nguồn thu kinh phí công đoàn 2% là hết sức cần thiết.
Cho ý kiến các báo cáo tư pháp
Ngoài sửa Luật Công đoàn, trong phiên họp thứ 48, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn cho ý kiến về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ...
Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2020 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020.
Các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2020 cũng sẽ được xem xét trong phiên họp 48 này.
Theo chương trình dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ thảo luận về việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của tỉnh Thái Nguyên; việc bổ sung dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020 từ nguồn thu 70% lệ phí xuất nhập cảnh được phép để lại từ năm 2011 đến năm 2014 của Bộ Công an. Xem xét, quyết định việc bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia; việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia. Cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2020 và kế hoạch kiểm toán năm 2021 của Kiểm toán nhà nước.
Phiên họp còn có nội dung cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và cá nhân có liên quan về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.