【kết quả vđqg ý】Hà Nội được “bật đèn xanh” xây 3 tuyến metro trị giá 15 tỷ USD

Ba đồng thuận

Bộ GTVT là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đầu tiên hoàn tất việc cho ý kiến về đề xuất mới đây của UBND TP. Hà Nội liên quan đến phương án đầu tưcác dự ánđường sắt đô thị.

Cụ thể,àNộiđượcbậtđènxanhxâytuyếnmetrotrịgiátỷkết quả vđqg ý Bộ GTVT đồng thuận với Hà Nội đối với chủ trương đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho 3 tuyến metro dự kiến ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2025 là tuyến số 2 đoạn Nội Bài đi Nam Thăng Long (18 km) và Thượng Đình - Vành đai 2.5 – Bưởi (7 km); tuyến số 5 đoạn Văn Cao - Hòa Lạc (38,4 km); tuyến số 3 đoạn Nhổn - Trôi - Đan Phượng (5,9 km).

Điểm cuối tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Chí Cường

Được biết, qua rà soát báo cáo của UBND TP. Hà Nội, nhu cầu vốn để đầu tư các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố khoảng 40 tỷ USD, trong đó, danh mục các dự án trong giai đoạn đến năm 2025 gần 10 tỷ USD.

“Với nguồn lực đầu tư rất lớn trong thời gian tới như trên, Bộ GTVT thống nhất với quan điểm, ngoài nguồn vốn vay ODA, cần huy động thêm từ các nguồn vốn khác theo cơ chế PPP”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường chia sẻ.

Trước đó, vào cuối tháng 6/2017, UBND TP. Hà Nội đã gửi Thủ tướng Báo cáo tình hình triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị Hà Nội, đồng thời đề xuất phương án đầu tư, các giải pháp, cơ chế thực hiện.

Hà Nội cho biết, theo Quy hoạch Phát triển GTVT Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016, Thành phố sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dàu 417,8 km, trong đó có 75,6 km đi ngầm. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, Hà Nội đề xuất kêu gọi vốn ODA cho 2 dự án, gồm: tuyến số 2 (đoạn Trần Hưng Đạo đến Thượng Đình) và tuyến số 3 (đoạn từ ga Hà Nội đến Yên Sở, Hoàng Mai) đang chuẩn bị đầu tư. Các đoạn thuộc tuyến số 2, tuyến số 3, tuyến số 5 sẽ huy động vốn đầu tư theo cơ chế PPP.

Liên quan đề xuất của Hà Nội về việc đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội ủy quyền cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án, Bộ GTVT nhận thấy, về cơ bản, các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố đều thuộc nhóm dự án quan trọng quốc gia, thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án là Quốc hội.

Tuy nhiên, để thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án, Bộ GTVT ủng hộ chủ trương báo cáo Quốc hội ủy quyền cho Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án như kiến nghị của UBND TP. Hà Nội.

Để thúc đẩy các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, Bộ GTVT thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về đầu tư xây dựng đường sắt đô thị như đề nghị của UBND TP. Hà Nội.

Lo dự án treo

Do quy mô đầu tư của các dự án rất lớn, phức tạp về công nghệ, diện tích giải phóng mặt bằng lớn, nên bên cạnh sự đồng thuận, Bộ GTVT đưa ra hàng loạt khuyến nghị để Thành phố cân nhắc thực hiện.

Cụ thể, đối với đề nghị căn cứ Quy hoạch Chi tiết các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội được phê duyệt để triển khai trước việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để triển khai dự án, Bộ GTVT nhận thấy, trong bước Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án mới chỉ dự kiến quy mô, địa điểm và phương án thiết kế sơ bộ; đến bước Báo cáo nghiên cứu khả thi, chủ đầu tư mới xác định cụ thể vị trí, hướng tuyến, quy mô, giải pháp kiến trúc, mặt bằng… của các tuyến đường sắt đô thị.

Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội
Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup; Tập đoàn Xuân Thành; Công ty cổ phần Lũng Lô 5 và Công ty Mosmetrostroy (Liên bang Nga); Công ty TNHH Tân Hoàng Minh; Liên danh Tổng công ty LICOGI và Công ty TNHH Tập đoàn MIK Group Việt Nam, Tập đoàn LOTTE (Hàn Quốc).