【lich bong da hn】Ưu tiên phát triển du lịch nông thôn để phục hồi bền vững toàn cầu
VHO - Chiều 10.12 Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về Du lịch nông thôn của Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism)
Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng,Ưutiênpháttriểndulịchnôngthônđểphụchồibềnvữngtoàncầlich bong da hn Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết; Phó Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) Zoritsa Urosevic; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong; Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nước thành viên Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc UN Tourism....
Hội nghị còn có sự tham dự của 350 đại biểu đến từ 50 quốc gia thành viên và các đại biểu của UN Tourism; đại diện các Bộ phụ trách du lịch một số quốc gia thành viên; đại diện Đại sứ quán một số nước; đại biểu từ các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, chuyên gia quốc tế; đại diện các cơ quan báo chí....
Việt Nam sẵn sàng triển khai những sáng kiến, cách làm mới để phát triển du lịch nông thôn
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho rằng: “Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đầu tư phát triển du lịch theo hướng xanh, thân thiện và bền vững. Hiện nay có rất nhiều hình thức, mô hình du lịch phong phú, đa dạng như: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch chữa bệnh,…Trong đó du lịch nông thôn ngày càng phổ biến và phát triển”.
Phát triển du lịch nông thôn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, tôn vinh, bảo tồn và phát triển lan tỏa các giá trị độc đáo của địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. “Đặc biệt tổ chức UN Tourism đã triển khai chương trình du lịch vì sự phát triển của nông thôn nhằm góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, văn hóa; trao quyền cho cộng đồng và tạo công ăn việc làm. Đây là một chương trình hết sức ý nghĩa và phù hợp với 3 nhu cầu phát triển bền vững là kinh tế - xã hội và môi trường. Điều này cũng phù hợp với chiến lược phát triển và tiềm năng phát triển, lợi thế cạnh tranh, cơ hội nổi trội của Việt Nam, với định hướng phát triển nhanh, bền vững, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số”, Phó Thủ tướng nói.
Thời gian tới, để tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển du lịch nói chung, du lịch nông thôn nói riêng, Phó Thủ tướng cho rằng cần phải hướng tiếp cận tổng thể nhằm đảm bảo thống nhất giữa nhận thức và hành động về phát triển du lịch nông thôn bền vững.
Ngoài chiến lược phát triển đặt trọng tâm vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái và di sản văn hóa địa phương cùng với phát triển kinh tế, phát triển du lịch nông thôn cần đặt lợi ích lâu dài của cộng đồng địa phương lên trước hết, cung cấp các giá trị đích thực cho du khách đồng thời tôn trọng, bảo tồn các giá trị cốt lõi, tốt đẹp, đặc sắc của khu vực nông thôn. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ những mô hình tốt, những cách làm hay để phát triển du lịch nông thôn.
Hội nghị ngày hôm nay là cơ hội tốt để các quốc gia chia sẻ, học hỏi lẫn nhau về chính sách quản lý, giải pháp ứng dụng công nghệ,…nhằm nâng cao hệ thống quản lý và phát triển du lịch nông thôn.
Bên cạnh đó, cần thúc đẩy hợp tác quốc tế và đẩy mạnh quan hệ đối tác công tư trong phát triển du lịch nông thôn, trong đó, thiết lập được mạng lưới kết nối giữa các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, nhà đầu tư và cộng đồng người dân địa phương.
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng tiếp tục hợp tác tích cực với cộng đồng quốc tế và Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc triển khai những sáng kiến, cách làm mới để phát triển du lịch nông thôn theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”; “mỗi người dân là một đại sứ du lịch”; “mỗi địa phương - một sản phẩm du lịch đặc sắc”.
Trong phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, qua bài phát biểu của Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cung cấp thêm nhiều thông tin để các đại biểu quốc tế hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam, quan điểm phát triển của du lịch Việt Nam, của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Hội nghị được tổ chức tại thành phố Hội An - Di sản văn hóa thế giới của UNESCO, nằm trong tỉnh Quảng Nam- một địa danh giàu truyền thống về lịch sử, văn hóa; với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, sống động.
”Những chia sẻ kinh nghiệm làm gì để phát triển Mạng lưới các làng du lịch tốt nhất ở con số 254 làng để phát triển đưa con số này lên tầm cao hơn nữa. Chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm không chỉ nhìn từ góc độ làng du lịch tốt nhất mà còn là làm du lịch nông nghiệp nông thôn, một trong những hướng phát triển mà đa phần các quốc gia đều hướng đến”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu.
Thay mặt lãnh đạo Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, những chia sẻ của các đại biểu quốc tế, coi đó là hành trang để du lịch Việt Nam tiếp tục viết nên trang sử mới.
Định hướng các chính sách phát triển du lịch nông thôn bền vững
Tổng luận các Phiên thảo luận sáng 10.12, bà Sandra Carvão, Giám đốc, Ban Thông tin Thị trường, Chính sách và Năng lực Cạnh tranh của UN Tourism đã có bài phát biểu chính với nội dung đưa du lịch trở thành động lực phát triển nông thôn.
Các nội dung thảo luận tại Phiên thảo luận buổi sáng tập trung vào 3 chủ đề: Chính sách của quốc gia và địa phương nhằm thúc đẩy du lịch phát triển nông thôn; Thu hút sự tham gia và trao quyền cho cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch; Phát triển sản phẩm du lịch, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho các điểm đến nông thôn.
Với mục tiêu xác định thách thức, chia sẻ kinh nghiệm tốt và thúc đẩy hợp tác du lịch nông thôn, Hội nghị đã thảo luận và định hướng các chính sách phát triển du lịch nông thôn bền vững, đảm bảo phân phối công bằng lợi ích du lịch, tạo việc làm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, hòa nhập xã hội, trao quyền cho cộng đồng địa phương và các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ, thanh niên và người dân bản địa.
Đặc biệt các đại biểu đã chia sẻ hành động trong tương lai để phát triển du lịch nông thôn. Các diễn giả đã đưa ra những từ khóa về định hướng tương lai du lịch nông thôn bao gồm: Giá trị- Hợp tác- Tính bền vững- Sự phối hợp công - tư, sự tham gia của cộng đồng.
Ở Phiên thảo luận chiều 10.12 với chủ đề “Làng Du lịch Tốt nhất: Đổi mới có mục đích - Tạo ra sản phẩm thay đổi cuộc sống của thanh niên”, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ về các sáng kiến cộng đồng thành công nhằm thu hút sự tham gia của thanh niên vào hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn. Đặc biệt những sáng kiến để giữ chân người trẻ ở địa phương, cùng đóng góp để trở thành những người hướng dẫn du lịch, đóng góp thúc đẩy du lịch nông thôn, ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp cận với du khách,…
Thông điệp chính từ các làng để phát huy vai trò của người trẻ trong các sáng kiến phát triển du lịch là: Tình yêu với truyền thống văn hóa của làng, trao quyền cho giới trẻ để họ có thể phát triển, sáng tạo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Đưa ra các cách thức mới để hoạt động, đổi mới sáng tạo, tạo thêm nhiều yếu tố mới từ yếu tố văn hóa truyền thống để có những sản phẩm du lịch mới; cung cấp những cơ hội chuyên nghiệp. Tạo ra giá trị và tinh thần sở hữu cho thanh niên.
Ở Phiên thảo luận cuối, các đại biểu đã thảo luận về việc “Tiếp cận thị trường với các trải nghiệm du lịch đích thực, trao đổi cách thúc đẩy tiếp cận thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh”.