Tại hội thảo,ànhTàichínhtăngcườngtiếpcậncôngnghệmớbg pathum united – kawasaki các chuyên gia nhận định, CMCN 4.0 sẽ tác động rất lớn tới thu chi ngân sách nói riêng và cả ngành Tài chính nói chung. Vì vậy, ngay từ lúc này, ngành Tài chính cần hoàn thiện chính sách, nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của xu hướng mới.
Tác động lớn tới thu,chi ngân sách
Bà Lê Hải Bình, Trưởng ban Phát triển thị trường tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính cho biết, đối với ngành Tài chính, cuộc CMCN 4.0 sẽ có một số tác động tích cực đến thu ngân sách nhà nước (NSNN) thông qua các lĩnh vực như phát triển giao dịch trực tuyến thuế, hải quan, kho bạc nhà nước (KBNN); hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis); thủ tục hành chính thuế, hải quan… Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng mang lại một số thách thức trong việc xây dựng hệ thống thể chế chính sách tài chính - NSNN phù hợp với bối cảnh và tình hình mới, hiện đại hóa nhanh và mạnh, phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Bên cạnh đó, về chi NSNN, CMCN 4.0 vừa góp phần giảm chi NSNN ở một số nội dung như (chi bảo vệ môi trường, chi cho bộ máy hành chính nhà nước,…) nhưng cũng có thể gây sức ép tăng chi, đặc biệt là chi cho phát triển khoa học công nghệ (KHCN), an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, KHCN, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D), chi cho cơ sở hạ tầng…
Về thị trường tài chính, theo bà Bình tác động dễ nhận thấy nhất của CMCN 4.0 là sự thay đổi về cơ cấu lao động trong ngành Tài chính. Trước đây, cơ sở dữ liệu và các thông tin liên quan đến tài chính tiền tệ thường được lưu trữ chủ yếu trên giấy tờ. Tuy nhiên CMCN 4.0 sẽ tạo động lực biến các thủ tục đó chủ yếu trên các công cụ về công nghệ thông tin (CNTT), đám mây dữ liệu, qua đó giảm thiểu được nguồn nhận lực, lao động chuyên phụ trách quản lý và thành lập cơ sở dữ liệu trên giấy. Cụ thể như số lượng nhân viên tuyển dụng dành cho việc quản lý giấy tờ và chuẩn bị cơ sở dữ liệu được dự báo sẽ giảm đi đáng kể.
PGS.TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho biết, trên thực tế, đối với tài chính công, Việt Nam đã ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính như: Tabmis, thanh toán điện tử và quản lý trái phiếu chính phủ, triển khai thuế điện tử, hải quan điện tử; cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN; quản lý nợ công, giá, tài sản công; quản lý, giám sát thị trường tài chính; quản lý dự trữ nhà nước...
Tuy nhiên, ông Chung cũng nhận định, chính sách ưu đãi, chương trình hỗ trợ cho việc tận dụng CMCN 4.0 vừa thiếu, vừa chưa đi sâu vào thực tế và phân tán ở nhiều lĩnh vực chứ chưa có sự điều tiết thống nhất. Việc ứng dụng thành quả của CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính còn khá hạn chế, mới chỉ ở bước đầu và tập trung chủ yếu ở các dịch vụ công, các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực trong ngành Tài chính của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu mà CMCN 4.0 đặt ra.
Cần hoàn thiện hệ thống, chính sách phù hợp với bối cảnh mới
Bà Lê Hải Bình kiến nghị một số giải pháp, về NSNN cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thu đi đôi với cơ cấu lại thu NSNN, đảm bảo công bằng, bình đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp thuế; đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế; tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi và thúc đẩy đầu tư, đảm bảo lợi ích quốc gia về quyền thu thuế, tạo điều kiện cho người nộp thuế tăng tích tụ, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển.
Cùng với đó, cần nghiên cứu, ban hành chính sách quản lý và chính sách thu đối với các hoạt động giao dịch thương mại điện tử và các dịch vụ mới hình thành từ CMCN 4.0. Đồng thời, cơ cấu lại chi NSNN theo hướng phù hợp với bối cảnh và tình hình mới về phát triển công nghệ số, trong đó chú trọng chi cho các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ,… Ngành Tài chính cần rà soát, sử dụng tốt các kênh huy động vốn, bao gồm cả nguồn vốn vay nợ, đầu tư trực tiếp, gián tiếp của nước ngoài, nguồn kiều hối; đa dạng hóa các công cụ đầu tư tài chính để huy động có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo nhận định của ông Trần Kim Chung, chiến lược phát triển nhất quán mà ngành Tài chính nên hướng tới trong CMCN 4.0 là nhà cung cấp sản phẩm tốt cũng là một thị trường tốt, chủ động ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghệ. Ngành Tài chính có thể tập trung vào phân khúc dịch vụ, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới. Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và xử lý những hành vi vi phạm an ninh mạng.
Về khoa học công nghệ, ngành Tài chính cần đầu tư, đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới và ứng dụng các công nghệ hiện đại là thành tựu của CMCN 4.0 trong vực tài chính; khuyến khích các tổ chức tài chính phát triển những sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng mới dựa trên công nghệ số như fintech, ví điện tử.
Đặc biệt, cần tăng cường năng lực nguồn nhân lực công nghệ cao đáp ứng được nhu cầu của giai đoạn công nghệ 4.0 là yếu tố tiên quyết; chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực của ngành Tài chính có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, phương thức làm việc tiên tiến, am hiểu thực tế thị trường tài chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trong kỷ nguyên số.
Bùi Tư