La liga

【lịch thi đấu serbia】Hình tượng Rồng trong văn học dân gian

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhà cái uy tín   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:Rồng trong ngôn ngữ đời thườngTrong ngôn ngữ d&a lịch thi đấu serbia

Rồng trong ngôn ngữ đời thường

Trong ngôn ngữ dân gian thường nhật xưa,ượngRồngtrongvănhọlịch thi đấu serbia dù là thân thể hay các vật dụng hằng ngày của nhà vua đều được người dân gắn với chữ “long”. Cụ thể, cơ thể của vua gọi là “long thể”. Áo của vua được gọi là “long bào”, “long cổn”. Mặt vua gọi là “long nhan”. Mắt vua gọi là “long nhãn”. Chiếc ghế vua ngồi gọi là “long ỷ”. Giường vua nằm gọi là “long sàng”. Thai nhi trong bụng hoàng hậu, các phi tần thì gọi là “long thai”, “long chủng”. Cái nón vua đội gọi là “long mão”. Râu của vua là “long tu”. Nơi vua ngồi làm việc là “long ngai”. Xe vua đi là “long xa”, “long giá”. Kiệu vua ngồi là “long đình”…

“Con Rồng cháu Tiên”

Con Rồng là con của Lạc Long Quân và cháu Tiên là cháu bà Vụ Tiên, là mẹ của Thần Long Nữ, tức vợ của Kinh Dương Vương. Theo truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, thuở xa xưa, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và sinh được một người con trai đặt tên là Sùng Lãm. Lớn lên Sùng Lãm nối nghiệp cha và lấy hiệu là Lạc Long Quân. Về sau, Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ và sinh một lần được một trăm người con trai. Vẫn theo truyền thuyết này, Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương. Hùng Vương cai trị nước Văn Lang theo lối cha truyền con nối đến 18 đời. Như vậy, tính theo thứ bậc trong gia tộc thì Hùng Vương là con của Lạc Long Quân và là cháu của bà Vụ Tiên. Đây chính là nguồn cội của danh xưng “con Rồng cháu Tiên”.

Rồng trong khẩu ngữ

“Cá chép hóa rồng”, là câu nói của người xưa khi nhắc đến một người học trò đi thi được đỗ đạt, vinh hiển; được thỏa chí khi ước mong được toại nguyện, thành đạt. “Con Rồng cháu Tiên”, là nói về dòng dõi đầy tự hào của dân tộc Việt Nam. “Đầu rồng đuôi rắn”, ý nói khi đầu thì hưng thịnh, nhưng sau thì suy yếu. Nói cách khác là một công việc của ai đó khi khởi đầu có vẻ to tát, đẹp đẽ nhưng kết thúc lại chẳng ra gì. Ngoài ra, câu này còn có nghĩa nói về sự cọc cạch, không tương xứng giữa những bộ phận có phẩm chất quá khác biệt trong cùng một chỉnh thể. “Đẹp duyên cưỡi rồng”, ý nói về người thiếu nữ lấy được người chồng lý tưởng. “Họa long điểm tinh” - vẽ rồng điểm mắt, là hành động đúng hướng, nắm bắt được trọng tâm của sự vật, sự việc. “Long bàn hổ cứ - Rồng cuộn hổ ngồi”, nói về thế đất hiểm yếu, linh thiêng…

Rồng trong thành ngữ

“Ăn như rồng cuốn, uống như rồng leo, làm như mèo mửa”: Câu này nhằm phê phán những người có thói quen xấu là ăn nhanh, uống nhiều, hay tham ăn tục uống, tức là ăn uống đến đâu hết đến đấy, nhưng làm thì ít và chẳng bằng ai, thậm chí còn cẩu thả theo kiểu ăn thật làm chơi.

“Cá gặp nước, rồng gặp mây”: Ý thứ nhất là nói về người nào đó gặp môi trường thuận lợi, tương hợp, may mắn và thành công. Ý thứ hai là nói về cảnh sum vầy, hội ngộ của những người có cùng chí hướng, nguyện vọng và ước mơ.

“Học thì chẳng biết chữ cu chữ cò, nói những chữ như rồng như rắn”: Ý nói một người nào đó hay khoác loác, nói suông, dốt hay nói chữ.

“May hóa long, không may xong máu”: Ý nói về người nào đó nếu gặp may thì vinh hoa phú quý, còn không may thì sẽ chết.

“Mấy đời gỗ mục đóng nên thuyền rồng”: Nếu người nào vốn bản chất đã xấu thì khó có thể trở thành người tốt và theo quan niệm của người xưa thì những người thuộc tầng lớp dưới khó có thể lên địa vị cao.

“Nói như rồng leo”: Nói năng khôn khéo, mạnh bạo.

Rồng trong tục ngữ

“Rồng đen lấy nước thì nắng, rồng trắng lấy nước thì mưa”: Đây là một cách dự báo và lý giải trạng thái thời tiết qua hiện tượng thiên nhiên - mây. Hình ảnh rồng lấy nước ở đây tức là đám mây hình cột từ phía biển vươn lên trời.

“Trai ơn vua - cưỡi thuyền rồng; gái ơn chồng - bồng con thơ”: Đây là một quan niệm của thời phong kiến. Người xưa cho rằng, nghĩa vụ chính của người đàn ông là phụng sự nhà cầm quyền, còn với người phụ nữ là chăm lo gia đình và con cái.

“Rồng nằm bể cạn phơi râu”: Trạng thái thờ ơ vì bất lực của người vốn tài giỏi nhưng bị đặt trong môi trường khó hoạt động, khó phát triển được.

“Vẽ rồng ra giun”: Ý chỉ một người có mục đích hay, tham vọng lớn nhưng do bất tài nên chỉ tạo ra sản phẩm xấu, dở.

“Rồng tranh hổ chọi”: Hình tượng của hai đối thủ hùng mạnh và là kỳ phùng địch thủ của nhau giao đấu.

“Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu”: Ý câu này nói về tính tất yếu của sự bảo toàn, di truyền những giá trị và bản chất của nòi giống.

Rồng trong ca dao

So với truyền thuyết, thành ngữ, tục ngữ thì hình tượng con rồng trong ca dao phong phú hơn, sinh động hơn và cũng sâu sắc, có nhiều cung bậc tình cảm hơn. Khi nói về sự khát khao được sống mãi bên nhau của một đôi trai gái, ca dao có câu: “Nhớ chàng như vợ nhớ chồng; Như chim nhớ tổ như rồng nhớ mây”; “Mấy khi rồng gặp mây đây; Để rồng than thở với mây vài lời. Nữa mai rồng ngược mây xuôi; Biết bao giờ lại nối lời rồng mây?”. Người xưa cho rằng, con gái trong nhà gặp người vừa đôi phải lứa, tức là lấy được chồng khôn thì chẳng khác nào như gặp được vận may: “Phận gái lấy được chồng khôn; Xem bằng cá vượt vũ môn hóa rồng”.

Để khẳng định người phụ nữ có tình cảm thủy chung, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ, người xưa nói: “Lấy chồng thì phải theo chồng; Chồng đi hang rắn, hang rồng cũng đi”. Với câu “Gái có chồng như rồng thêm vây; Gái không chồng như cối xay chết ngõng”, người xưa khẳng định, một người phụ nữ đẹp có chồng càng đẹp thêm, đã mạnh lại mạnh mẽ hơn. Quan niệm này đề cao vai trò của người đàn ông, đồng thời khẳng định phụ nữ cần thiết phải lập gia đình.

Quả là “thế giới rồng” trong văn học dân gian Việt Nam vô cùng đa dạng và đặc sắc. Và cũng qua những hình ảnh, hình tượng về con rồng - long, chúng ta càng nhận biết rõ một nền văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú, giàu bản sắc.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap