【kết quả wolfsburg】Khô đậu tương đột ngột tăng vọt, doanh nghiệp chăn nuôi bất an
Giá đậu tương suy yếu nhẹ trong tuần giảm thứ 2 liên tiếp Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10/2023: Giá dầu lao dốc hơn 3%,ôđậutươngđộtngộttăngvọtdoanhnghiệpchănnuôibấkết quả wolfsburg giá khô đậu tương quay đầu giảm mạnh |
Đi ngược chiều với xu hướng suy yếu chung của nhóm nông sản, giá khô đậu tương nhảy vọt gần 20% chỉ trong vòng hơn ba tuần qua và chạm mức cao nhất kể từ cuối tháng 7. Theo ghi nhận của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), có phiên giá mặt hàng này tăng hơn 3%. Vậy đâu là nguyên nhân đẩy giá khô đậu tương biến động nổi bật trong giai đoạn vừa qua? Trả lời được câu hỏi này các doanh nghiệp chăn nuôi cũng có thể nhận định được khả năng đảo chiều của giá để đưa ra chiến lược mua hàng phù hợp.
Việt Nam đứng thứ 2, chỉ sau Mỹ về khối lượng nhập khẩu khô đậu tương hàng năm. Loại phụ phẩm này thu được sau quá trình chiết xuất dầu từ hạt đậu tương, và được sử dụng để cung cấp chất đạm trong chăn nuôi. Với diễn biến giá tăng nhanh gần đây, các doanh nghiệp nhập khẩu của nước ta đã bắt đầu “sốt sắng” trước áp lực chi phí nguyên liệu.
Diễn biến giá khô đậu trong vòng 1 tháng qua |
Diễn biến bất ngờ xuất phát từ nguyên nhân cơ bản nhất
Mỹ, Brazil và Argentina là 3 quốc gia có sản lượng đậu tương lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nếu Mỹ và Brazil có thế mạnh về xuất khẩu trực tiếp đậu tương thì Argentina lại là quốc gia xuất khẩu các sản phẩm ép dầu hàng đầu thế giới kể từ những năm 1990s.
Argentina có một trong những nhà máy nông công nghiệp ép dầu quan trọng nhất trên thế giới, nằm ở vùng Gran Rosario. Thị phần khối lượng ép dầu của Argentina đạt 17% toàn cầu niên vụ 2010/11 nhưng đã giảm xuống còn 10% trong niên vụ 2022/23.
Mặc dù thay đổi này một phần đến từ tốc độ tăng trưởng nhanh hơn của sản lượng ép dầu toàn cầu nhưng nguyên nhân chủ yếu là bởi sản lượng đậu tương của Argentina niên vụ 2022/23 đã sụt giảm mạnh. Con số này được USDA ước tính ở mức 25 triệu tấn, giảm 22% so với mùa vụ trước và là khối lượng sản xuất thấp nhất kể từ niên vụ 2004/05.
Sản lượng đậu tương của Argentina |
Hạn hán kéo dài đã khiến mùa vụ đậu tương Argentina năm ngoái bị thiệt hại nghiêm trọng, năng suất chỉ bằng một nửa mức trung bình và kéo theo nguồn cung khô đậu tương thu hẹp. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất khiến giá tăng vọt ở thời điểm hiện tại.
Giá tiếp tục được thúc đẩy bởi tâm lý thị trường
Khô hạn vẫn tiếp tục là rủi ro đe dọa tới tình trạng cây trồng năm nay bất chấp sự xuất hiện của mô hình thời tiết El Nino, vốn thường mang lại lượng mưa cao hơn cho các vùng đất trồng trọt của Argentina.
Một mùa vụ mới kém khả quan của Argentina cùng với lượng tồn kho khô đậu thấp từ cuối niên vụ 2022/23 khiến cho các doanh nghiệp nhập khẩu hoang mang và buộc phải nhanh chóng tìm kiếm nguồn cung thay thế. Trong khi đó, Mỹ là quốc gia đang có sẵn lượng cung đậu tương lớn vừa mới thu hoạch. Xuất khẩu của Mỹ gia tăng trong giai đoạn gần đây đã càng gây thêm tâm lí lo ngại về nguồn cung thu hẹp cho các nước mua hàng.
Tính từ đầu niên vụ 2023/24 cho đến nay, các nhà xuất khẩu khô đậu tương của Mỹ đã bán được tổng cộng 5,5 triệu tấn, mức cao nhất trong cùng giai đoạn 9 năm qua và tăng 45% so với năm ngoái. Luỹ kế bán hàng đã đạt 40% so với tổng dự báo xuất khẩu cả niên vụ.
Với tốc độ bán hàng mạnh mẽ như hiện tại thì có khả năng dự báo xuất khẩu khô đậu tương trong báo cáo Cung - cầu tới sẽ được điều chỉnh cao hơn con số kỷ lục 13,9 triệu tấn hiện nay. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khô đậu từ Mỹ dự kiến sẽ chiếm 20% lượng xuất khẩu toàn cầu, tỷ trọng cao nhất kể từ niên vụ 2000/01.
Việc cơ cấu thương mại thế giới có sự dịch chuyển là hệ quả rõ ràng khi quốc gia xuất khẩu khô đậu tương lớn nhất bị ảnh hưởng. Thực tế, nguồn cung của các nước sản xuất lớn khác vẫn được kỳ vọng có thể bù đắp cho mức sụt giảm sản lượng của Argentina.
Cần lưu ý rằng, Brazil đã vượt qua Argentina và chiếm vị thế đứng đầu về khối lượng xuất khẩu khô đậu niên vụ 2022/23 nhờ có sản lượng đậu tương đạt mức kỷ lục. Ngoài ra, sản lượng đậu tương Argentina năm nay đang được dự báo hồi phục mạnh mẽ, tăng gần gấp đôi so với năm ngoái.
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết: “Xuất khẩu tăng vọt ở giai đoạn này không thực sự đến từ yếu tố nhu cầu mà chủ yếu do tâm lý lo ngại của thị trường trước những số liệu xuất khẩu đột biến của Mỹ trong giai đoạn gần đây. Nếu đánh giá cán cân cung cầu ở hiện tại, triển vọng mặt hàng khô đậu vẫn không quá nghiêm trọng như diễn biến giá đang phản ánh. Tháng 12 mới là giai đoạn quan trọng nhất mà thời tiết sẽ là yếu tố quyết định trực tiếp tới năng suất mùa vụ đậu tương và xu hướng giá khô đậu.”
Doanh nghiệp Việt phải xoay sở thế nào?
Argentina là đối tác xuất khẩu khô đậu tương lớn nhất của Việt Nam. Tỉ trọng khô đậu đến từ thị trường này chiếm 58,5% tổng lượng khô đậu nhập về nước ta trong năm 2022. Trong khi đó, Brazil là thị trường lớn thứ 2, với khối lượng đạt 1,59 triệu tấn trong năm 2022.
Tỉ trọng nhập khẩu khô đậu của Việt Nam năm 2022 |
Mùa vụ thu hoạch đầu năm nay của Argentina sụt giảm không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động mua hàng mà diễn biến giá khô đậu tăng vọt cũng khiến nhiều doanh nghiệp chăn nuôi không kịp phản ứng.
Với tính chất đặc điểm về nhu cầu khô đậu tương của ngành chăn nuôi nước ta, Brazil sẽ là lựa chọn thay thế được ưa chuộng hơn. Dự kiến trong năm 2023, Việt Nam sẽ nhập trên 2 triệu tấn khô đậu từ Brazil, tăng 26% so với năm ngoái. Ngoài ra, mối quan hệ thương mại nông nghiệp giữa Mỹ và Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ giúp gia tăng giao thương hàng hóa, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ Mỹ về Việt Nam nhiều và thuận lợi hơn.
Ông Phạm Quang Anh nhận định: “Số lượng các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thuộc doanh nghiệp chăn nuôi nội địa nước ta đang chiếm khoảng 2/3 nhưng chỉ nắm chưa tới một nửa tỉ trọng sản lượng. Điều này đặt ra vấn đề làm sao để gia tăng vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp FDI và câu trả lời nằm ở việc chủ động nguồn nguyên liệu. Với những biến động mạnh mẽ của giá nông sản thế giới như hiện nay, doanh nghiệp cần chiến lược mua rõ ràng, nâng cao và ứng dụng nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro (hedging) với giá nhập khẩu.”