Gia tăng lực đẩy
Giày dép là một trong những nhóm hàng XK chủ lực của Việt Nam,ệpdagiàygiatăngkỳvọngXKnătrận đấu sunderland đứng thứ 4 về kim ngạch XK. Hiện sản phẩm giày dép của Việt Nam đã XK tới 45 thị trường trên thế giới. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, cả năm 2017, kim ngạch XK mặt hàng giày dép đạt 14,6 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2016. Nếu tính chung cả ngành da giày, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam ước tính năm 2017 XK đạt giá trị hơn 17 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016.
Theo Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương, tính đến nay, Việt Nam có khoảng 1.700 DN da giày (trong đó có khoảng 800 DN lớn) sử dụng 1,2 triệu lao động trực tiếp. Theo ý kiến đánh giá của nhiều DN, Chính phủ đang có nhiều nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; hơn nữa, các cơ quan quản lý đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành da giày. Điều này sẽ giúp các DN có thêm nhiều điều kiện để phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đặc biệt, các DN còn đánh giá cao nhưng cơ hội mà các FTA đã và sẽ có hiệu lực mang lại.
Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, ngành da giày nhiều khả năng sẽ có sức bật tốt hơn năm 2017 bởi có sự hỗ trợ từ các FTA. Tiêu biểu như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) dự kiến sẽ được ký kết vào giữa năm 2018, điều này sẽ giúp sản phẩm giày, dép của Việt Nam được hưởng chênh lệch thuế từ 3,5-4,2% khi XK vào EU, tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn, nhất là với các DN từ Trung Quốc. Hơn nữa, khi FTA này có hiệu lực, các mặt hàng chủ lực như giày thể thao, túi xách không bảo hộ, thuế suất sẽ giảm ngay về 0%..., nên chắc chắn đơn hàng sẽ dịch chuyển về cho các DN Việt Nam nhiều hơn.
Hiện các DN cũng đã rất chủ động đón đầu các cơ hội này khi thị trường NK da giày Viêt Nam nhiều nhất là Bắc Mỹ, EU và các nước châu Á. Đặc biệt, nếu như trước đây, các DN da giày trông chờ nhiều vào việc thực thi của Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng khi TPP đổ vỡ với sự rút lui của Mỹ, kim ngạch XK vào thị trường này hầu như không đổi. Theo các chuyên gia, nếu không có TPP, ngành da giày vẫn có các lợi thế cạnh tranh bởi yếu tố quyết định tăng trưởng XK của ngành da giày là “sức khỏe” của nền kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. Theo đại diện Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất Mỹ đang thúc đẩy thông qua một dự luật về cắt giảm thuế quan đối với một số dòng sản phẩm NK, trong đó có nhiều loại sản phẩm giày dép và dệt may NK từ Việt Nam.
Tìm đường đón nhận
Có thể thấy rằng, lực đẩy cho sức phát triển của ngành da giày Việt Nam rất lớn. Vì thế, các cơ quan quản lý đã rất lạc quan khi đặt mục tiêu tăng trưởng kim ngạch XK của ngành đến năm 2020 sẽ từ 24-26 tỷ USD, năm 2025 là 35-38 tỷ USD và năm 2035 đạt 50-60 tỷ USD. Kim ngạch XK bình quân trong giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng từ 10-11%/năm. Không những thế, Chính phủ cũng khuyến khích DN xây dựng các nhà máy sản xuất thuộc da và giả da, vải giả da tráng PU và các loại nguyên phụ liệu khác. Bộ Công Thương cũng đang xem xét kiến nghị Nhà nước dành ra một quỹ đất để xây dựng khu công nghiệp chuyên ngành sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da giày cùng nhiều hỗ trợ về đất đai, nhân lực, khoa học công nghệ…
Như vậy, con đường phát triển đang mở ra rất “thênh thang” với các DN da giày. Vấn đề là làm thế nào để các DN có thể đón bắt cơ hội cũng như chủ động tiến lên, gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, tránh việc quá trông chờ vào sự giúp sức của Nhà nước, bởi điều này rất có thể sẽ vi phạm các điều khoản theo thông lệ quốc tế và các FTA.
Về vấn đề này, theo bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và XNK giày Phú Yên, DN đã tích cực mở rộng sản xuất, tìm kiếm khách hàng nên số lượng khách hàng, đối tác tới giao dịch, kết nối nhiều hơn. Tuy nhiên, các đối tác vẫn đang chờ đợi thời cơ từ FTA nên bà Lan kỳ vọng đến cuối năm 2018, khi nhiều khách hàng chốt đơn hàng hơn, sản lượng XK của DN sẽ có sự tăng cao vượt bậc. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Anh, Phó Giám đốc Công ty TNHH da giày Phong Châu cho biết, Công ty đã tích cực mở rộng thị trường XK, sang một số thị trường mới như các nước tại châu Phi, ASEAN… để tìm thêm cơ hội hợp tác. Tuy nhiên, Công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh XK vào các thị trường truyền thống mà Công ty đã có sự kết nối để tận dụng ưu đãi, từ đó có thêm nguồn vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.
Không những thế, các DN còn rất chủ động trong việc gia tăng nội địa hóa. Một số sản phẩm giày dép đã chủ động được 80-90% nguyên phụ liệu nội địa, điều này sẽ giúp các DN đáp ứng tốt về quy tắc xuất xứ, từ đó có thể thuận lợi hưởng các ưu đãi thuế quan.
Mặc dù các DN đều đã nhận thức được cơ hội và có ý thức thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhưng theo bà Phan Thị Thanh Xuân, các DN cần cải thiện nhiều về năng suất lao động. Bởi với DN sản xuất giày của Việt Nam, trung bình 1 người lao động Việt Nam chỉ sản xuất được 3-4 đôi giày/ngày trong khi DN Trung Quốc dù giá nhân công cao nhưng họ sản xuất được 7-8 đôi giày/ngày. Vì thế, các DN phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng của người lao động cũng như tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tốt hơn, hướng tới áp dụng mô hình quản lý chất lượng… Đặc biệt, các DN nên tăng cường liên kết giữa mạnh hơn với DN FDI để tiếp cận mô hình quản lý tốt mà DN FDI tại Việt Nam đang ứng dụng thành công.