Sập mạng nhưng...vui
Năm 2002,ụctrưởngCNTTkểlạikỷniệmtuyểsoi kèo trận liverpool hôm nay tôi rất muốn đưa lên mạng Internet để tra cứu điểm thi và đã được anh chị em bên công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) giúp sẵn (anh Vũ Hoàng Liên cựu sinh viên K18 Vô tuyến điện, ĐH BK Hà Nội làm giám đốc VDC, anh Hồ Đức Thắng phó giám đốc VDC, chị Nguyễn Thị Chạy cựu sinh viên K15 Vô tuyến điện ĐHBK HN giúp trực tiếp và nhiều người khác nữa). Còn tôi là cựu sinh viên K18 Vô tuyến điện.
Cục trưởng Quách Tuấn Ngọc kể về 3 chung ngày trước
Để thấy lúc đó dân Vô tuyến điện chiếm lĩnh trận địa tốt. Rồi còn anh Nguyễn Hồng Hải, cũng là cựu sinh viên khoa điện tử, nhiều người bên VDC nhẩy vào làm giúp.
Đầu tiên là đưa đề thi và đáp án đã. Nhưng câu chuyện để có đề thi và đáp án đưa lên mạng thì lại rất khó vì những người làm đề trong khu làm đề không muốn. Thông cảm vì họ sợ áp lực. Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển, Thứ trưởng Trần Văn Nhung và Vụ trưởng Bành Tiến Long thì rất ủng hộ. Anh Hiển bèn nhắn vào khu làm đề là đưa ra để Ban chỉ đạo xem tham khảo rút kinh nghiệm.
Tôi và anh Long vào khu làm đề lấy đề thi và đáp án ra, như vớ được vàng. Tối đó, 19h00, bản tin thời sự VTV đưa ngay tin đầu. Sau 15 phút sập mạng luôn. Tại sao là 15 phút mà không là 5 phút? Đó là vì lúc đó khái niệm Internet là còn khá xa vời với dân chúng nên dân ta (phụ huynh, thí sinh) còn phải lọ mọ đi tìm chỗ, tìm quán Internet mà tra cứu chứ không như bây giờ ngồi đâu cũng tra được.
Trong đêm đó VDC huy động bộ máy di chuyển thêm 8 servers mạnh nhất về. Sáng hôm sau mọi chuyện lại vui vẻ, mạng thông. Ngày đó sập mạng nhưng cả xã hội không ai kêu ca mà không chỉ thấy vui mà là rất vui. Ngành viễn thông thì mừng vì từ nay không còn chuyện phải phát quảng cáo về chuyện dùng Interrnet trên các báo và VTV. Dọc đường xuất hiện các biển quảng cáo "Ở đây có dịch vụ tra cứu điểm, tra cứu đề thi đáp án". Hội nghị ngành viễn thông mọi người cũng vui vì nhìn thấy thị trường người dùng Internet rất lớn. Kể từ đó VDC luôn luôn đồng hành cùng chúng tôi làm việc này, cho đến 2014 thì thôi. Xin chân thành cám ơn VDC.
Gửi đăng ký qua bưu điện, không cho đến nộp trực tiếp. Nhìn thấy sự lộn xộn khi đến nộp trực tiếp và tốn kém đi lại, BCĐ thi tuyển sinh yêu cầu thí sinh chỉ nộp Phiếu xét tuyển qua bưu điện. Thế mới sáng suốt.
3 chung ở đâu ra và 3 chung thế nào
Năm đó, một lần tôi được triệu tập đến họp rất khẩn. Đến nới mọi người mới kể đi họp báo cáo Thủ tướng về chuyện thi tuyển sinh. Thủ tướng Phan Văn Khải lúc giải lao cứ đi đi lại lại rồi quay ra hỏi: Sao lại để mấy trăm trường tự ra đề nhỉ? Lãng phí thế? Sao không tập trung một nơi ra đề cho tiết kiệm.
Thế là xoay sang ra đề chung. Mà đã ra đề chung thì đẻ thêm dùng chung kết quả, chung đợt xét tuyển. 3 chung đẻ ra từ đấy.Lo lắng hiện lên trên khuôn mặt mọi người. Thứ trưởng Trần Văn Nhung, trưởng ban chỉ đạo thi, về nhà dặn vợ con chuẩn bị tinh thần nếu anh có mệnh hệ gì trong kỳ thi này thì chịu khó đi đưa..."cơm tù". Vì lúc đó đã có gì đâu. Lo nơm nớp làm: Quy trình, quy chế, ban đề, phương tiện, dư luận xã hội...
Ban chỉ đạo thi năm đó là anh Trần Văn Nhung , anh Bành Tiến Long, anh Đỗ Văn Chừng, anh Đỗ Duy Dự (mới mất), anh Phan Mạnh Tiến, anh Hoàng Minh Luật ...Các anh nay đã hưu hoặc chuyển việc hết khi đến tuổi hưu. Ở Bộ, nay 2015 tôi là người cuối cùng rút khỏi trận địa sau 13 năm 3 chung rất vẻ vang.
Nhưng ngày thành công thì cả xã hội nhìn anh em Bộ GD-ĐT ngưỡng mộ lắm.
Tại sao vậy? Đó là vì trước đó, không 3 chung, trường nào thi đề trường ấy làm cả xã hội hỗn loạn: Tất cả các đường phố tắc đầy người. Trung tâm luyện thi mọc lên như nấm, mọc ngay trong trường tổ chức thi. Không nói đâu xa, ngay cạnh trụ sở cơ quan Bộ GD-ĐT nhan nhản các lò luyện thi và bán phao thi, đường Đại Cồ Việt tắc vì ĐH Bách khoa Hà Nội thi.
Tổng kết lại thì phải nói: 3 chung cũng là cuộc cách mạng, xóa sổ bộ đề thi gây ra bao hệ lụy, xóa sổ các lò luyện thi, xóa sổ bao tiêu cực khác và các trường phấn khởi đỡ tốn kém lo ra đề.
Một tháng sau công bố điểm thi, xã hội phấn khởi và đặc biệt không có nghẽn mạng gì cả. Lúc này chỉ có VDC cùng Trung tâm CNTT công bố điểm. Những năm sau, các báo tham gia vào công bố điểm.
Hậu trường phổ điểm
Sau khi có điểm, tôi và anh Nhung ngồi với nhau và là dân chuyên toán A0 nên tư duy theo kiểu toán: Vẽ đồ thị phân bố điểm! Thuật ngữ Phổ điểm tôi sáng tác ra từ đấy. (Vì tôi là dân gốc vô tuyến điện nên quen với phổ tần số là phân bố năng lượng theo tần số. Còn đây là phân bố số lượng thí sinh theo thang điểm). Ngày công bố phổ điểm qua tạp chí PC World Việt nam (anh Vũ Ngọc Tiến viết) làm cả xã hội choáng về tổng quan chất lượng đi thi. Không choáng sao được.
Tôi lỉnh mặt đi cả tháng, không dám đến Bộ vì không dám gặp Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển, cũng là chỗ anh em thân tình. Chứ không thân thì người ta bảo là thằng Ngọc nó đá đểu. Anh em trong Bộ chia làm 2 phe: phe ủng hộ và phe phản đối thằng Ngọc. Phe ủng hộ thì đương nhiên, phổ điểm cho bức tranh khái quát chất lượng thi để đề xuất ra các chính sách. Phe phản đối thì đương nhiên, thằng này làm xấu mặt Bộ. Thứ trưởng Bành Tiến Long (mới lên chức ngay sau đó, phụ trách đại học, rất thích cái phổ điểm). Thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng (phụ trách phổ thông) thì nhìn với ánh mắt trách móc: sao chú làm thế.
Thế rồi, một buổi sáng, tôi đang ngủ đến tận 8h30 (trong thời gian trốn mặt thì cứ yên tâm ngủ đã) thì reng reng. Thư ký Bộ trưởng là anh Ngô Mạnh Hải alo, nói Bộ trưởng mời anh đến họp gấp. Đến nơi, Bộ trưởng chủ trì, Vụ trưởng Vụ ĐH, Vụ trưởng Vụ GD Trung học, Vụ trưởng Vụ giáo dục thường xuyên, Viện trưởng Viện KH-GD (anh Châu) đã đang ngồi uống nước chờ. Bộ trưởng đầu tiên có lời xin lỗi phải để mọi người chờ vì quên mời anh Ngọc, đây là nhân vật chính. Sau đó, không nếp tẻ, Bộ trưởng nói luôn: Tôi mời các anh đến họp để quán triệt các anh phải nhìn vào phổ điểm anh Ngọc vẽ mà rút kinh nghiệm, mà rút ra bài học... cho công tác quản lý giáo dục.
Sau khi họp xong (nhanh gọn thôi), chỉ còn lại Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển và tôi, chỗ anh em, anh Hiển bảo: "Ngọc à, đây là lần đầu tiên anh nhìn thấy bộ mặt thật của nền giáo dục nước nhà, lâu nay toàn nghe báo cáo theo kiểu thành tích".
Thật là một câu nói bất hủ, nên ghi vào lịch sử giáo dục nước nhà, không có đến lần thứ hai. Nhưng hôm nay tôi mới có thể kể ra cho mọi người biết. Cũng thật là một Bộ trưởng có Tâm, có Tầm, có Trí và có Dũng nữa. Tôi biết những ngày qua, Bộ trưởng chịu rất nhiều áp lực của dư luận xã hội. Nhưng ở cương vị một thành viên Chính phủ, quản lý lĩnh vực thì phải thế, sợ gì. Phải người khác thì đem tôi ra chém rồi.
Chính vì vậy anh Hồ Ngọc Đại, giám đốc trung tâm công nghệ giáo dục, gặp tôi cứ bảo: "Tao phục mày, dám liều công bố ra cái phổ điểm".
TS Quách Tuấn Ngọc
(Cục trưởng cục CNTT, Bộ GD-ĐT)