【tỷ số bahrain】Doanh nghiệp sớm được hỗ trợ về gia hạn thuế và tiền thuê đất

tin tuong doanh nghiep som duoc ho tro ve gia han thue va tien thue datNgành Thuế đảm bảo các chính sách hỗ trợ đến đúng doanh nghiệp
tin tuong doanh nghiep som duoc ho tro ve gia han thue va tien thue datCục Thuế TPHCM: Hỗ trợ trên 200.000 hộ kinh doanh bị ảnh hưởng dịch Covid-19
tin tuong doanh nghiep som duoc ho tro ve gia han thue va tien thue datCục Thuế Hà Nội: Chủ động hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục gia hạn thuế
tin tuong doanh nghiep som duoc ho tro ve gia han thue va tien thue datChính phủ chính thức thông qua gói gia hạn thuế,ệpsớmđượchỗtrợvềgiahạnthuếvàtiềnthuêđấtỷ số bahrain tiền thuê đất hơn 180 nghìn tỷ đồng
tin tuong doanh nghiep som duoc ho tro ve gia han thue va tien thue dat

Bà Nguyễn Thị Cúc

Thưa bà,Chính phủ vừa ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân chịu thiệt hại bởi dịch Covid-19. Như vậy, chỉ sau một thời gian ngắn xây dựng dự thảo và lấy ý kiến, Nghị định này đã sớm hoàn thành trước sự kì vọng của cộng đồng doanh nghiệp. Bà có thể chia sẻ cảm nhận của bà về vấn đề này?

Trên cơ sở Chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã dự thảo và lấy ý kiến các bộ ngành rất nhanh để trình Thủ tướng, từ đó, Nghị định 41 về gia hạn tiền nộp thuế và tiền thuê đất được ban hành rất kịp thời.

Theo tôi, cơ bản gói hỗ trợ tại Nghị định 41 đã đáp ứng được yêu cầu, và phù hợp với tình hình hiện nay. Mặc dù trong tình hình khó khăn hiện nay, doanh nghiệp vẫn mong muốn được miễn giảm nhiều hơn nhưng Chính phủ và Bộ Tài chính đã phải cân nhắc tổng thể, toàn diện để cân đối sao cho vừa đảm bảo thu chi ngân sách vừa hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay. Nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, chi cho hoạt động phòng, chống dịch được ưu tiên như: cách ly, máy móc thiết bị vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng, chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho đội ngũ bác sỹ, nhân viên y tế và nhân dân…

Với quy mô khoảng 180 nghìn tỷ đồng, chia thành năm nhóm đối tượng hỗ trợ, Nghị định 41 được đánh giá là sẽ có tác động tới 98% số doanh nghiệp hiện nay. Bà đánh giá như thế nào về ý nghĩa của những chính sách hỗ trợ trong Nghị định 41?

Tôi cho rằng, một điểm khá khác biệt của Nghị định lần này đó chính là việc thuế Giá trị gia tăng cũng được giãn nộp, miễn tính tiền chậm nộp. Nếu như trước đây chính sách giảm, giãn ít khi đề xuất tới sắc thuế này bởi nó đã nằm trong giá bán sản phẩm, dịch vụ. Chỉ khi không bán hàng, không cung cấp dịch vụ thì mới không phát sinh Gí

ại thuế này; còn nếu có bán, có cung cấp dịch vụ thì dù lỗ hay lãi doanh nghiệp cũng phải nộp thuế Giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.

Lần này Chính phủ đã gia hạn toàn bộ thuế Giá trị gia tăng 5 tháng cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bao gồm nhiều lĩnh vực, ngành nghề như: sản xuất, xây dựng, vận tải; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; y tế, dự dự lịch, các hoạt động văn hóa khác; hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim… và thậm chí cả hoạt động kinh doanh bất động sản, các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Đây là điều trước nay chưa từng có. Từ đó, Nghị định 41 có phạm vi áp dụng rất rộng giúp nhiều tổ chức, cá nhân gặp khó khăn sẽ được hưởng lợi từ gói giải pháp này.

Tôi cũng là thành viên Tổ cố vấn của Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của Chính phủ và nhận thấy tất cả những đề xuất của Hội đồng đều được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế ghi nhận, triển khai rất kịp thời.

Bên cạnh việc Nghị định được ban hành kịp thời, gói hỗ trợ có độ bao phủ rộng, tuy nhiên, “khâu” thực hiện vẫn là then chốt. Vậy bà có lo ngại gì về vấn đề này không?

Tôi cũng có thể hiểu tâm lý doanh nghiệp đang khá lo lắng khi Nghị định Chính phủ ban hành rất nhanh nhưng việc triển khai tại các địa phương sẽ như thế nào. Tuy nhiên, Nghị định này cũng đã quy định rất rõ ràng về khâu thực hiện. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng như các cục thuế địa phương cũng đã có những hành động rất cụ thể.

Ngay khi Nghị định 41 ra đời, tại hai cục thuế lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hai đồng chí Cục trưởng Cục Thuế đã trả lời rất rõ ràng, rành mạch về cách thực hiện thủ tục gia hạn một cách đơn giản nhất. Trước đó Tổng cục Thuế cũng đã thể hiện ý chí quyết liệt, triển khai đồng bộ trong toàn ngành để giảm thiểu thời gian của doanh nghiệp.

Theo đó, người nộp thuế thuộc đối tượng được gia hạn chỉ gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất (bằng phương thức điện tử hoặc phương thức khác) cho cơ quan Thuế quản lý trực tiếp một lần cho toàn bộ các kỳ của các sắc thuế: Giá trị Gia tăng, Thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất ... Cơ quan Thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Điều này rất quan trọng vì Nghị định đã ban hành mà không kịp thời thực hiện thì doanh nghiệp không được hưởng lợi.

Tôi hy vọng và tin chắc lần này các doanh nghiệp sẽ được nhận ngay gói hỗ trợ kịp thời nhất.

Xin cảm ơn những chia sẻ của bà!