【vua phá lưới ligue 1】Làm rõ tính khả thi, hiệu quả, an ninh năng lượng các dự án điện khí LNG

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phó thủ tướng Chính phủ về đề nghị Bộ Công thương làm rõ một số nội dung và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 14/5/2022.

Theàmrõtínhkhảthihiệuquảanninhnănglượngcácdựánđiệnkhívua phá lưới ligue 1o đó, Bộ Công thương được đề nghị rà soát, báo cáo rõ tình trạng triển khai các dự ánđiện mặt trời trong phần công suất điện mặt trời chưa vận hành được đề cập tại Tờ trình số 2279/TTr-BCT ngày 29/4/2022 về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch điện VIII.

Cụ thể là, báo cáo rõ quy mô công suất đã được đầu tưxây dựng song chưa đưa vào vận hành, quy mô công suát đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và phần quy mô công suất chưa được quyết định chủ trương đầu tư. Đánh giá về sự phù hợp và tác động của việc giãn tiến độ quy hoạch điện mặt trời ra giai đoạn sau năm 2030, trong đó bổ sung phân tích về xu hướng phát triển công nghệ điện mặt trời, hệ thống lưu trữ năng lượng…

Yêu cầu thứ hai là đề nghị nghị làm rõ tính khả thi, hiệu quả, an ninh năng lượng khi thực hiện phát triển các nguồn điện khí sử dụng LNG nhập khẩu đến năm 2030 theo kịch bản phụ tải cao phục vụ điều hành (dự kiến quy mô công suất là 23.900 MW).

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016, tổng công suất các nguồn năng lượng tái tạo nói chung (thủy điện nhỏ, điện gió, mặt trời, sinh khối, ...) trong giai đoạn 2016-2020 là 2.060 MW, tổng công suất các dự án điện mặt trời nối lưới là 850 MW, tổng công suất các dự án điện gió là 548 MW.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016-2020, tổng số các dự án điện mặt trời được phê duyệt bổ sung quy hoạch là 175 dự án với tổng công suất 19.126 MWp (tương ứng khoảng 15.400 MW ac). Các dự án được bổ sung quy hoạch tập trung chủ yếu tại miền Trung và miền Nam (chiếm tới trên 96%).

Phần lớn các dự án điện mặt trời quy mô lớn do Bộ Công thương quyết định bổ sung quy hoạch đã đi vào vận hành; các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch mới đưa vào vận hành khoảng 42% (4.617/11.179 MW).

Hiện nay, còn 41 dự án với quy mô 6.083 MW đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch và chưa đưa vào vận hành.

Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã phê duyệt danh mục nguồn và lưới điện đấu nối cho 11.741 MW của 188 dự án điện gió. Theo thống kê, hiện đã có 146 dự án với công suất 8.171,48 MW đã được ký hợp đồng mua bán điện.

Trước thời điểm 31/10/2021 (là thời điểm cơ chế ưu đãi theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực), có 88 dự án điện gió với tổng công suất 4.119,9 MW vào vận hành. Khoảng 99% các dự án điện gió (187 dự án/11.621 MW) được bổ sung quy hoạch tập trung tại khu vực miền Trung và miền Nam, chỉ khoảng 1% tại khu vực miền Bắc.

Các dự án LNG hiện đã được bổ sung Quy hoạch điện VII điều chỉnh

STT

Tên Dự án

Công suất

Địa điểm

1

Dự án LNG Quảng Ninh

1.500 MW

Quảng Ninh

2

Dự án LNG Hải Lăng 1

1.500 MW

Quảng Trị

3

Dự án LNG Cà ná 1

1.500 MW

Ninh Thuận

4

Dự án LNG Nhơn Trạch 3&4

1.500 MW

Đồng Nai

5

Dự án LNG Bạc Liêu

3.200 MW

Bạc Liêu

6

 Dự án LNG Hiệp Phước

1.200 MW

TP. HCM

7

Dự án LNG Long sơn 1

1.200 MW

Bà Rịa- Vũng Tàu

8

Dự án LNG Long An

3.000 MW

Long An