Xe công không biến động,óthểchọnphươngánkhoánxecôlịch thi đấu bóng đá giải pháp nhưng còn e dè khoán
Thời gian quan, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện rà soát, sắp xếp xe ô tô công hiện có theo định mức quy định. Qua rà soát đã xác định được số xe ô tô được phép sử dụng của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị và đã chấn chỉnh một số trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng xe ô tô; đồng thời, đã giảm số lượng xe phục vụ công tác chung. Số xe dôi dư được xử lý thông qua các hình thức điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, bán, thanh lý thu tiền nộp ngân sách nhà nước.
Theo Bộ Tài chính, một số bộ, ngành, địa phương đã và đang nghiên cứu áp dụng cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công như Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, thành phố Hà Nội… Kết quả bước đầu cho thấy cơ chế khoán xe công góp phần tiết kiệm chi ngân sách, được dư luận, nhân dân đồng tình.
Tuy nhiên, một số bất cập vẫn tồn tại, như: Số lượng xe phục vụ công tác chung đã giảm, nhưng xe chuyên dùng có xu hướng tăng. Sau khi sắp xếp lại xe ô tô phục vụ công tác chung, một số bộ, ngành, địa phương tiếp tục chuyển xe phục vụ công tác chung sang xe chuyên dùng.
Trên thực tế, chế độ khoán kinh phí sử dụng xe theo cơ chế tự nguyện nên còn ít chức danh đăng ký áp dụng, một số bộ, ngành, địa phương đã thực hiện hoặc đang trong quá trình xây dựng phương án để thực hiện nhưng còn mang tính thăm dò, thí điểm.
Thống kê riêng về biến động đối với xe công, báo cáo Quốc hội mới đây về tình hình tài sản công, Bộ Tài chính cho biết: Năm 2016, số xe ô tô công tăng do mua mới, tiếp nhận là 2.166 chiếc. Trong tổng số xe công tăng của năm 2016 thì có 1.002 xe tăng do việc tiếp nhận, điều chuyển giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị với tổng nguyên giá là 792,37 tỷ đồng; mua mới là 1.164 xe với tổng nguyên giá là 1.222,77 tỷ đồng. Trong số xe tăng do mua mới, xe chuyên dùng chiếm số lượng nhiều nhất, 951 xe.
Số xe ô tô công giảm do thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy là 2.085 chiếc với tổng nguyên giá 1.094,50 tỷ đồng. Như vậy, tổng số xe ô tô công hiện có đến ngày 31/12/2016 là 37.286 chiếc với tổng nguyên giá 23.986,30 tỷ đồng chiếm 2,3% tổng giá trị tài sản nhà nước, không biến động quá nhiều so với năm 2015.
Linh hoạt các phương án khoán
Sau khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công chính thức được Quốc hội thông qua, Bộ Tài chính đã bắt tay vào soạn thảo Nghị định của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô. Dự thảo Nghị định đưa ra những quy định cụ thể, từ nguyên tắc khoán xe công, cho đến các phương án trình xin ý kiến.
Hiện có 3 phương thức bảo đảm xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe gồm: Bố trí từ số xe hiện có của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; thuê dịch vụ xe ô tô và khoán kinh phí sử dụng xe ô tô. Việc áp dụng hình thức cụ thể do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định phù hợp với điều kiện thực tế.
Trong đó, hình thức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện đăng ký và áp dụng đối với một số chức danh. Tuy nhiên, việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô hầu như chưa được thực hiện, một vài trường hợp có áp dụng nhưng chỉ duy trì trong một thời gian rất ngắn.
Về mức khoán kinh phí sử dụng xe đối với một số chức danh, dự thảo nêu rõ, căn cứ tình hình thực tế, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, tập đoàn kinh tế do Thủ tướng quyết định thành lập, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác của các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe theo một trong 2 phương án.
Phương án 1 (khoán gọn): Căn cứ khoảng cách đưa, đón đối với chức danh quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này; tần suất, khoảng cách đi công tác của chức danh đủ điều kiện sử dụng xe ô tô và đơn giá dịch vụ vận chuyển của phương tiện tương đương trên thị trường tại địa phương để xác định mức khoán cụ thể cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe. Bộ, cơ quan trung ương, Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng quyết định thành lập, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mức khoán gọn.
Phương án 2 (thanh toán theo thực tế): Thanh toán theo km thực tế và đơn giá dịch vụ của phương tiện vận tải tương đương trên thị trường. Việc xác định đơn giá dịch vụ của phương tiện vận tải tương đương trên thị trường để thanh toán cho đối tượng khoán do bộ, cơ quan trung ương, Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng quyết định thành lập, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định.
Theo Bộ Tài chính, nếu thực hiện nghiêm các nguyên tắc về quản lý, sử dụng xe ô tô công, phấn đấu đến năm 2020 sẽ giảm từ 30%-50% số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung đang được trang bị cho các bộ, ngành, địa phương.