【truc tiep bong da net】Mùa hè dùng thực phẩm nào để giải nhiệt, phòng bệnh?
Mùa hè với nắng nóng như thiêu,ùahèdùngthựcphẩmnàođểgiảinhiệtphòngbệtruc tiep bong da net như đốt, cơ thể ra mồ hôi, bài tiết theo muối và điện giải, nếu không được bổ sung thích hợp cơ thể sẽ mất nước và điện giải. Để khắc phục tình trạng đó, chúng ta nên biết cách chọn lựa thực phẩm phù hợp trong chế biến bữa ăn ngày hè nhằm cung cấp dinh dưỡng và có công dụng thanh nhiệt giải độc cho cơ thể.
Ăn rau diếp cá giúp thông khí: Rau diếp cá chứa hàm lượng chất xơ thực vật cao, có lợi cho hệ tiêu hóa, có thể trị bệnh táo bón. Đây cũng là thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu. Rau diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, nên thích hợp sử dụng trong ngày hè.
Cà tím có tác dụng chống lão hóa tốt nhưng nên ăn lượng vừa phải. Ảnh minh họa |
Cà tím chống lão hoá:cà tím hay còn gọi là cà dái dê được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực mùa hè. Trong cà tím chứa nhiều vitamin E, có chức năng chống xuất huyết, ngăn ngừa lão hóa. Ăn cà tím thường xuyên có thể làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Cà tím cũng là một trong những loại rau củ có màu tím ít ỏi. Hàm lượng vitamin E và P trong lớp vỏ cà tím không loại rau củ nào có thể thay thế.
Rau mồng tơi:tên khác là lạc quỳ. Có 2 loại xanh và tía. Loại tía tốt hơn, có vị ngọt, nhạt, nhớt, tính mát. Với dược năng là lưu thông huyết mạch, lợi tiểu, nhuận trường. Công hiệu giúp mát máu, điều hòa khí huyết, thanh lọc dạ dày và ruột, trị táo bón, chống tích tụ, trị đau mắt, sưng đau vú, huyết vận và huyết tụ. Được dùng để luộc hay nấu canh ăn rất ngon. Thường dùng trị liệu các chứng như huyết vận hay huyết tụ, dùng mồng tơi tía giã nát, pha giấm thanh, đắp lên chỗ huyết vận, huyết tụ (ma cắn). Hay trị đau mắt: lấy quả mồng tơi chín, ép lấy nước, nhỏ vào mắt ngày 3 - 4 lần. Hoặc trị táo bón: tối trước khi đi ngủ, ăn một đĩa rau mồng tơi luộc.
Rau cần tây: còn gọi là cần tàu, cần, có vị ngọt, thơm, hắc, không độc, tính mát. Với dược năng giải nhiệt, hạ khí, giãn thần kinh, lợi tiểu. Giúp tiêu hóa, điều hòa khí huyết. Trừ phong nhiệt, thành ruột. An thần tĩnh trí, trị nhức đầu. Điều kinh, trị xích bạch đới. Có thể ăn sống hoặc xào nấu với thịt, tôm cá. Có thể phơi khô (âm can), nấu nước uống. Trị chứng tăng huyết áp, nhức đầu: lấy 150g cần tây thái nhỏ, xay với một lon Root Beer cho thật nát, chia làm hai phần uống trong ngày, nhưng phải uống cách nhật, 3 ngày là đủ. Lâu lâu làm lại như vậy. Làm điều kinh, trị xích bạch đới: cần tây tươi 100g, lá ngải tươi 30g, nghệ vàng 30g, nấu 1 lít nước, uống mỗi ngày 3 lần, trong 3 ngày.
Rau dền: còn gọi là hiện thái. Có 2 loại dền xanh và dền tía, có vị ngọt, thơm, tính mát. Với dược năng thanh nhiệt, lọc máu, lợi tiểu, an thần. Trị nhức đầu, hạ nhiệt, giúp tiêu hóa, lưu thông khí huyết, trừ nhọt lở. Đặc biệt trị sung huyết, ứ huyết và tăng huyết áp. Được dùng luộc hay nấu canh ăn hằng ngày. Có thể phơi khô, nấu nước uống. Dùng trị tăng huyết áp: lấy dền tía khô 15g, lá cối xay 10g, hạt muồng láng 10g, nấu nửa lít nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần. Dùng lọc máu: dền tía khô 15g, cỏ mần chầu 15g, nấu nửa lít nước, uống hằng ngày. Trị nhọt lở: hoa dền tía 20gr, hoa mào gà 20gr, nấu 1 ly nước 100ml, rửa mụn. Có thể giã sống, đắp vào chỗ sưng lở.
Khoai lang: còn gọi cam thự, hồng thự, có vị ngọt, thơm, không độc, tính mát. Với dược năng giúp tiêu hóa, nhuận trường, giải nhiệt, củ sát khuẩn. Có công năng như dây khoai lang, vì có 1 hoạt chất giống như insulin nên có thể trị đái đường. Lá khoai lang luộc ăn chữa táo bón. Củ khoai lang trị các chứng lỵ, tiêu chảy, táo bón, trĩ lậu, thương hàn. Cách dùng trong ăn là lá khoai lang luộc hay nấu canh ăn. Dây khoai lang nấu nước uống. Củ luộc hay nướng ăn, có thể chắt lấy nước uống sống. Trị kiết lỵ: buổi sáng lúc bụng rỗng ăn khoảng 100g khoai lang sống, cầm bệnh liền. Trị táo bón: trước khi đi ngủ, ăn một đĩa rau lang luộc hoặc dùng 100g củ khoai sống giã lấy nước cốt uống lúc đói, ngày 2 lần.
Canh khổ qua nhồi thịt vừa ngon, bổ và mát lúc mùa hè. Ảnh minh họa |
Rau má: còn gọi liên tiền thảo, có vị thơm, đắng, không độc, tính mát. Với dược năng cầm máu, giải nhiệt, sát khuẩn, lợi tiểu. Trị sốt rét nóng nhiều, máu cam, thổ huyết, khí hư, huyết bạch, tả lỵ. Giúp sáng mắt, trị các chứng nhọt độc, sang lở, hốt hoảng, gan nhiệt. Trị phụ nữ đau bụng máu. Bổ gan, điều hòa tạng phủ. Có thể giã sống, pha đường uống mỗi lần 40 - 50g hay luộc ăn hoặc phơi khô nấu nước uống, mỗi lần 20g. Nhọt độc sưng đau nhai lá rau má tươi, đắp trên chỗ sưng đau. Trị kiết lỵ, tiểu đục, sạn thận lấy lá tươi giã lấy nước cốt, pha đường uống mỗi ngày 2 lần, trong 1 tuần. Hành kinh đau bụng, đau lưng: lá má khô 20g tán nhỏ, uống với nước nóng, mỗi ngày 2 lần lúc đói, trong 3 ngày.
Đậu phụ:Vị ngọt, mát có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, bổ trung, giải độc và sinh nước bọt. Đậu phụ dễ chế biến, có thể chần ăn sống, kho với bột nghệ, rán hoặc nhồi thịt, sốt hoặc nấu canh với cà chua...
Đậu phụ còn chế biến thành những món ăn vị thuốc để chữa bệnh, có tới 100 vị thuốc như canh đậu phụ rau dền, canh đậu phụ dưa chuột, canh đậu phụ mộc nhĩ, đậu phụ cá trạch, đậu phụ nấm, đậu phụ chân giò...
Mướp đắng (khổ qua):Vị đắng, tính hàn, có tác dụng sáng mắt, trừ khát, giải nhiệt, bổ khí, hoạt huyết. Mướp đắng dùng làm thức ăn mùa hè rất phù hợp, thường xào với thịt bò, nấu canh xương, nhồi thịt hấp, có khi đun nước tắm cho trẻ lặn rôm, sắc nước uống (thái nhỏ phơi khô dùng dần).
Củ cải:Vị ngọt, tính mát, có lợi cho cả 5 tạng, làm hạ khí nhanh, tiêu hóa ngũ cốc, điều hòa thân nhiệt, tiêu viêm, chống cơn khát, thân thể nhẹ nhàng, da dẻ hồng hào trắng mịn, mất nếp nhăn. Ngoài ra củ cải còn tiêu ứ, khí không thoát, giải độc do rượu, cầm máu... Thường chế biến các món: luộc, xào thịt, xào tim, gan, bồ dục, hầm với thịt dê, thịt lợn.
Rau ngót có tính hàn, sử dụng vào mùa hè điện giải rất tốt. Ảnh minh họa |
Dưa hấu: Được người xưa mệnh danh là "thiên nhiên bạch hổ thang", ý muốn nói nó có tác dụng thanh nhiệt mạnh không kém gì bạch hổ thang, một trong những bài thuốc điển hình về thanh nhiệt tả hỏa.
Củ mã thầy: Nếu bạn thích ăn củ mã thầy thì sở thích này cực kỳ có lợi cho bạn, nhất là trong mùa hè. Mã thầy vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giúp phòng các bệnh nhiệt như viêm đường hô hấp, viêm môi miệng, viêm dạ dày và ruột, tiêu thực, tiêu đờm. Mã thầy còn trị được chứng lưỡi đỏ tấy, miệng khô, họng rát, táo bón, say rượu. Khi dùng ăn sống cần gọt sạch vỏ, có thể ép lấy nước uống giải khát rất tốt.
Bí đao:Vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân, chỉ khát. Bí đao thường dùng nấu canh tôm, canh cua giải nhiệt. Người bị phù thũng, béo phì, tiểu tiện khó dùng bí đao nấu với cá hoặc đậu đỏ ăn rất tốt vì nó giúp tiêu thũng, lợi tiểu.
Quả dừa: Vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể lực, ích khí, khu phong, sinh tân chỉ khát. Cùi dừa rất giòn, thơm ngon, nước dừa mát và bổ, ngọt dịu làm nước giải khát mùa hè rất tốt.
Quả chanh:Vị chua, tính bình, có tác dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt, an thai, khai vị, tiêu thực. Những người máu nhiệt, hay rối loạn tiêu hóa, chán ăn miệng nhạt, ậm ạch không tiêu, hay nôn nấc... nên dùng chanh ngậm với muối. Chanh thường được vắt uống tươi, có khi ngâm muối hay phơi khô làm ô mai.
Cà chua: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cân bằng gan, chống nóng. Ngoài ra, Cà chua có nhiều vitamin, chất khoáng và vi khoáng dễ hấp thu, giúp cho cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng, chống oxy hóa mạnh, chế độ ăn tăng cường cà chua đã góp phần làm chậm quá trình lão hoá và làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng....
Mía: Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng rất tốt trong mùa hè để phòng chống các chứng bệnh viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo... cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu.
Món canh cua, mướp, mồng tơi, rau đay:Cua đồng rất giàu dinh dưỡng, nhiều đạm, chất béo và nhất là canxi, phốt pho; ngoài ra còn có sắt và các vitamin B1, B2, PP... Cua có tác dụng giảm đau nhức cơ xương khớp. Người ta thường giã cua, lọc nước uống sống trong trường hợp bị ngã, bị đòn, bị đụng dập các bắp cơ, mình mẩy đau nhức, chân tay mệt mỏi, không muốn vận động. Mướp vị ngọt, tính bình, không độc, vừa là rau ăn lại có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, cầm máu và lợi sữa. Chị em phụ nữ sau sinh nở ăn mướp rất lành. Mồng tơi vị chua, hàn, không độc, tác dụng lợi tiểu, chữa táo bón, đau đầu do trúng nắng. Đặc biệt, lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da, làm cho mất nếp nhăn ở mặt, da mịn màng mềm mại, chống thô ráp bằng cách giã nhỏ lá mồng tơi non lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ. Rau đay vị đắng tính bình, lá rau có chất nhày, nấu ăn nhuận tràng rất tốt, thông tiểu tiện, chữa táo bón, mát gan mát ruột. Rau đay còn chữa được ho khan, lợi sữa. Chị em phụ nữ sau sinh ăn rau đay sẽ có tỷ lệ chất béo trong sữa cao hơn các loại rau khác. Chế biến: Cua đồng 500g; mướp hương 1 quả, nạo sạch vỏ, rửa thái miếng; rau mồng tơi, rau đay mỗi thứ một ít. Lọc cua thật kỹ, đun sôi, gạt gạch sang bên cho rau và mướp vào cùng đun chín để nguội, cho gia vị vừa đủ, canh cua ăn với cà pháo muối giòn rất hợp vị. Canh rau ngót thịt heo: Rau ngót vừa bổ dưỡng lại giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc. Chị em phụ nữ sau sinh và người ốm dậy ăn canh rau ngót rất tốt. Thịt heo (loại thăn tươi) có thành phần dinh dưỡng cao, giàu chất đạm, chất béo và chất đường. Ngoài ra còn có nhiều khoáng chất và các vitamin. Thịt heo giúp cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ, nhất là não bộ. Chế biến: Rau ngót tuốt lá, rửa sạch, vò qua cho mềm; thịt băm nhỏ, xào chín, cho nước vào đun sôi (tùy lượng người ăn) cho rau vào nêm gia vị vừa đủ. Trong dân gian còn dùng lá rau ngót để chữa sót nhau cho sản phụ và tưa lưỡi ở trẻ em. Dùng lá non, giã nhỏ, lấy nước cốt thấm vào bông đánh nhẹ trên lưỡi cho trẻ. Cũng lá rau giã uống sống sau 15 phút nhau sẽ bong. Canh tôm nõn nấu bầu: Tôm nõn là thực phẩm tỷ lệ đạm rất cao, nhiều canxi, được nhiều người ưa thích vì ăn không ngán, dễ tiêu hóa. Bầu, bí đều là rau quả mát, dễ nấu, dễ ăn về mùa hè, lợi niệu lại nhuận tràng. Chế biến: Tôm khô rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút cho mềm, nấu sôi, bỏ bầu, bí (băm nhỏ hoặc sắt miếng nhỏ) vào, nêm gia vị, nấu sôi là được. Canh mướp thịt nạc: mướp 250 gr, thịt nạc 50 gr, các gia vị hành, gừng, bột nêm... Mướp gọt bỏ vỏ, cắt lát hình xéo, thịt nạc thái lát. Nấu nước sôi, cho thịt vào trước, sau đó đến mướp, nấu với lửa nhỏ đến khi thịt mềm, nêm nếm gia vị. Có tác dụng thanh nhiệt, mát máu giải độc, đạt hiệu quả tốt với các chứng nhiệt như phiền khát. Canh mướp trứng gà:trứng gà 2 quả, mướp 250 gr, các gia vị. Mướp gọt vỏ thái lát, nước nấu sôi cho mướp vào; trứng gà khuấy đều cho vào sau, nêm nếm gia vị. Canh này có công hiệu tư âm nhuận táo (chống khô), thanh nhiệt giải độc, thanh phế lợi hầu, đạt hiệu quả tốt với chứng nhiệt, phiền khát... Canh nấm hương:nấm hương 25 gr, đại táo 10 quả, các gia vị. Nấm hương ngâm nước nóng cho mềm, thái sợi; táo rửa sạch, cùng cho vào nồi để nấu canh, nấu với lửa mạnh đến sôi, thì hạ lửa nhỏ hầm thêm khoảng 15 phút, nêm nếm gia vị vừa dùng. Canh vỏ dưa hấu: vỏ dưa hấu 200 gr, các gia vị. Dưa hấu bỏ ruột, bỏ vỏ xanh bên ngoài cùng, thái lát dày, cho vào nồi sau khi nước sôi, nấu đến chín mềm, nêm nếm. Canh vỏ dưa hấu là một món thanh nhiệt giải độc của mùa nóng, đơn giản, dễ thực hiện. Canh khổ qua thịt nạc:khổ qua 250 gr, thịt nạc 100 gr, gia vị. Khổ qua bỏ hột, thái lát; thịt nạc thái lát, cùng khổ qua đem hầm đến khi thịt mềm, nêm nếm gia vị. Canh này có tác dụng thanh nhiệt chống say nắng, giải độc sáng mắt. Canh cá trích tỏi: cá trích 250 gr, vài tép tỏi, hành, gừng, gia vị. Cá trích làm sạch cho vào chảo dầu chiên sơ, sử dụng sau. Tỏi băm nhỏ, rồi cùng cá và các nguyên liệu trên cho vào nồi đất, thêm nước và nấu với lửa mạnh đến khi sôi, thì chuyển lửa nhỏ hầm thêm 15 phút nữa, nêm nếm gia vị vừa dùng. Canh bí đao thịt vịt:bí đao 0,5 kg, thịt vịt 250 gr, hành, gừng, gia vị. Bí đao để cả vỏ, rửa sạch thái lát. Vịt làm sạch, bỏ nội tạng, cắt miếng, cho vào nồi nấu đến sôi, chuyển lửa nhỏ hầm đến gần chín thì cho bí đao vào hầm nhừ, nêm nếm gia vị. |
Nguyễn Nam