您现在的位置是:88Point > Nhà cái uy tín

【tin tức bóng đá thế giới mới nhất】Gạo, cà phê được nâng tầm tại EU nhờ lợi thế Hiệp định EVFTA

88Point2025-01-11 00:14:29【Nhà cái uy tín】8人已围观

简介Doanh nghiệp cần chủ động tận dụng tốt hơn cơ hội từ Hiệp định EVFTA Thực thi Hiệp định EVFTA: Cơ hộ tin tức bóng đá thế giới mới nhất

Doanh nghiệp cần chủ động tận dụng tốt hơn cơ hội từ Hiệp định EVFTA Thực thi Hiệp định EVFTA: Cơ hội và thách thức song hành Tập huấn để thực thi hiệu quả Chương thương mại và phát triển bền vững của EVFTA

Cơ hội cho nông sản Việt nâng cao giá trị

Thời điểm chưa có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA),ạocàphêđượcnângtầmtạiEUnhờlợithếHiệpđịtin tức bóng đá thế giới mới nhất theo các doanh nghiệp, gạo Việt Nam cũng đã vào châu Âu nhưng với thuế xuất rất cao từ 5% đến 45% tùy quốc gia nhập khẩu gạo. Do vậy, gạo Việt vì thế rất khó cạnh tranh với gạo ở những quốc gia khác như Campuchia, Lào, Myanmar... Tuy vậy kể từ khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực vào tháng 8/2020 với hạn ngạch 80 ngàn tấn gạo được hưởng thuế suất 0% đi EU đã mở ra một sân chơi rộng lớn hơn cho ngành hàng này.

Ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An nhận định: Đối với gạo Việt Nam nói chung và gạo sạch Trung An nói riêng, Hiệp định thương mại EVFTA đặc biệt có ý nghĩa vì nó là cơ hội rất lớn cho ngành gạo Việt Nam nâng cao được vị thế và giá trị tại thị trường châu Âu, cũng như tác động lan tỏa ra các thị trường khác.

“Trước đây, khi Công ty tôi nhập khẩu gạo vào châu Âu, với mức thuế tôi vừa kể trên, có khi nhà nhập khẩu gạo của Công ty tôi phải đóng thuế tới 100 - 200 Euro/tấn, giờ với việc không đóng thuế nhập khẩu nữa, các nhà nhập khẩu có được mức giá rất cạnh tranh. Bây giờ, gạo Việt Nam bước vào thị trường châu Âu một cách danh chính ngôn thuận, đặc biệt giá trị gạo được nâng cao, người tiêu dùng châu Âu chấp nhận và tin dùng. Riêng với Trung An, chúng tôi đang xuất gạo với giá FOB là 1.008 USD/tấn, chưa có bao bì và vận chuyển”-ông Bình chia sẻ.

Cũng theo ông Bình, nhiều người cho rằng, khi châu Âu miễn thuế nhập khẩu gạo, họ sẽ tăng độ khó về hàng rào kỹ thuật, để bảo hộ doanh nghiệp trong nước. Thật ra, việc bảo hộ doanh nghiệp quốc nội nước nào cũng làm; tuy nhiên châu Âu không trồng hoặc trồng ít lúa gạo, hơn nữa mỗi năm châu Âu nhập khẩu trên dưới 2 triệu tấn gạo, 80.000 tấn gạo nhập của Việt Nam chỉ là số nhỏ, do đó sẽ không bị nhòm ngó hoặc giăng hàng rào kỹ thuật để gây khó.

Trong khi đó, theo ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, EVFTA ngoài những thuận lợi về thuế suất cho nông sản (cà phê, tiêu…) vào thị trường EU còn tạo thêm lợi thế cho chính doanh nghiệp ở ngay trên sân nhà. Cụ thể, khi có Hiệp định EVFTA, chúng ta thấy một loạt các doanh nghiệp châu Âu đã sang Việt Nam mở nhà máy từ trước đó để sẵn sàng cạnh tranh với chúng ta ngay trên sân nhà. Đổi lại, chúng ta cũng được nhập khẩu máy móc từ châu Âu tốt hơn, chi phí thấp hơn khi thuế suất thấp hơn. “Chúng tôi đã nhập khẩu máy móc thiết bị rang xay phục vụ ngành hàng cà phê và qua đó, hoàn toàn tự tin để cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa của ta”- ông Phan Minh Thông cho biết.

Thực tế, theo đánh giá từ Bộ Công Thương, Hiệp định EVFTA đi vào thực thi đã giúp hàng hóa Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần tại thị trường EU. Theo đó, năm 2021 Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 40,1 tỷ USD, tăng 14,2% và trong 10 tháng năm 2022 Việt Nam tiếp tục xuất khẩu sang EU tăng 23,5% với kim ngạc đạt 39,7 tỷ USD. Trong tổng giá trị kim ngạch nói trên thì các sản phẩm nông sản như gạo, cà phê, điều, cao su… đã có đóng góp không nhỏ vào thành công này.

Xây dựng thương hiệu để cạnh tranh tốt hơn

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều ý kiến cho rằng chúng ta vẫn có thể khai thác tốt hơn các lợi thế do EVFTA mang lại. Điển hình như ngành hàng gạo. Chia sẻ tại hội thảo “Đánh giá tình hình tận dụng EVFTA, một số FTA khác và kiến nghị giải pháp dành cho các doanh nghiệp” do Bộ Công Thương tổ chức chiều ngày 25/11, ông Phạm Thái Bình cho biết, vì văn hóa thương mại kém, có doanh nghiệp đã tìm mọi cách hạ giá thành sản phẩm để giành khách hàng của doanh nghiệp Việt, khiến giá bán gạo Việt ở EU hiện chỉ ở mức hơn 1.000 USD/ tấn, thấp hơn giá trị thực tế là 2.000 USD/tấn. “Mặc dù EVFTA mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp của tôi, nhưng chừng đó chưa phải là những gì tôi mong muốn”-ông Bình cho biết.

Gạo, cà phê được nâng tầm tại EU nhờ lợi thế Hiệp định EVFTA
Các doanh nghiệp chia sẻ về tình hình tận dụng FTA nói chung, EVFTA nói riêng tại hội thảo “Đánh giá tình hình tận dụng EVFTA, một số FTA khác và kiến nghị giải pháp dành cho các doanh nghiệp”

Để khai thác tốt hơn nữa Hiệp định này, nhiều ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu và lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp với năng lực của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải luôn cập nhật các thông tin mới và hướng dẫn, đào tạo đội ngũ cách tiếp cận và tận dụng EVFTA một cách triệt để. Sẵn sàng cải tiến sản phẩm, quy trình để đáp ứng quy định của các thị trường quốc tế và đủ tiêu chuẩn để hưởng lợi từ hiệp định này.

Ngoài ra, bám sát thông tin, hướng dẫn từ Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại và các cơ quan ban ngành để chủ động đáp ứng các thay đổi trong thương mại quốc tế. Nếu kinh doanh trong ngành thực phẩm, doanh nghiệp phải đề cao, hướng đến an toàn thực phẩm và phát triển bền vững. "Đây chính là lối thoát cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong các đợt sóng chế biến đổi giá cả hàng hóa trên thị trường", ông Phan Minh Thông nhấn mạnh.

很赞哦!(9)