Chỉ trong 3 ngày đã xảy ra liên tiếp 3 vụ tai nạn đường sắt,Ôtôđỗcạnhđườngraybịđâmbẹpdúmkhônglẽtráchcontàket qua vong da trong đó có vụ gây chết người, tàu phải tạm thời gián đoạn.
Cụ thể, khoảng 8h35 ngày 7/6, tàu hỏa mang số hiệu H15 đang di chuyển theo hướng Bắc - Nam, khi đến Km1692+500 thuộc khu gian Hố Nai - Biên Hòa thì bất ngờ tông trúng một người đàn ông đang đi bộ dọc đường sắt. Cú va chạm khiến nạn nhân văng vào lề trái đường, tử vong tại chỗ.
Trước đó, vào 17h ngày 6/6 tại lý trình km 1504 thuộc địa bàn huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) cũng xảy ra vụ tai nạn đường sắt giữa đoàn tàu SE10 đang trên hành trình từ Nam ra Bắc.
Thời điểm trên, đoàn tàu SE10 lưu thông trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, theo hướng Bình Thuận - Ninh Thuận thì tông vào máy xúc đang thi công nâng cấp đường ray. Cú tông làm đầu máy kéo của tàu dính chặt vào máy xúc. Tại hiện trường, máy xúc bị đẩy nghiêng. Đoạn đường sắt qua khu vực bị gián đoạn. Rất may, các hành khách trên tàu không ai bị thương.
Tương tự, khoảng 17h30 ngày 5/6, tàu hỏa chở hàng chạy tuyến Hà Nội - Thái Nguyên đang chuẩn bị qua cầu Thăng Long thì bất ngờ va chạm với 1 ôtô. Vị trí xảy ra tai nạn tại trước số 5 ngõ 104 đường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội).
Vào thời điểm trên, anh Đ.T.N đỗ ô tô KIA BKS 30K - 200.xx tại ngõ 104 sát với tuyến đường sắt. Trong khi anh N. vừa rời khỏi ghế lái được vài phút thì tàu hỏa chạy tới và xảy ra va chạm phần đầu xe với đoàn tàu. Hậu quả, toàn bộ phần đầu ôtô bị biến dạng, hư hỏng nặng.
Theo thống kê của Cục Đường sắt Việt Nam, chỉ tính riêng trong quý I/2024, cả nước đã xảy ra 46 vụ tai nạn đường sắt, làm chết 21 người và bị thương 25 người. Trong đó, 1 vụ tai nạn rất nghiêm trọng, 18 vụ tai nạn nghiêm trọng và 27 vụ tai nạn ít nghiêm trọng.
Đáng lưu ý, nguyên nhân các vụ tai nạn đường sắt do khách quan - người và phương tiện tham gia giao thông khác gây ra cho đường sắt, chiếm gần 90% số vụ tai nạn hàng tháng. Trong đó có việc không tuân thủ quy tắc giao thông của một bộ phận người dân là nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn giao thông đường sắt.
Đơn cử như tình huống tàu ô tô bị tàu hỏa hất văng ở Hà Nội hôm 5/6 cho thấy, do lái xe ô tô bất cẩn, đỗ xe không đúng nơi quy định và đỗ quá sát đường sắt, vi phạm khổ giới hạn đầu máy, toa xe.
Đường sắt là đường ưu tiên, vì vậy, pháp luật quy định chặt về phạm vi bảo vệ an toàn. Theo đó, tại khoản 2, điều 3, Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thì hành lang an toàn đường sắt là phạm vi được xác định bởi khoảng không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với phạm vi bảo vệ đường sắt, để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết và bảo đảm tầm nhìn cho người tham gia giao thông.
Cụ thể, phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt (không tính đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị) theo phương ngang đối với nền đường không đào, không đắp tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra là 5,6m. Toàn bộ hoạt động quanh đường sắt phải tôn trọng trong phạm vi này.
Luật Đường sắt cũng quy định chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên được xác định là 3m. Như vậy, trong phạm vi 8,6m bảo vệ đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt, không được đỗ ô tô hay các phương tiện, để các vật dụng khác.