您现在的位置是:88Point > Ngoại Hạng Anh

【kết quả tỷ số hàn quốc】Thỏa thuận ngầm của 2 nữ kế toán trong vụ mua gần 19.200 hóa đơn khống

88Point2025-01-11 00:04:05【Ngoại Hạng Anh】6人已围观

简介Thỏa thuận ngầm của 2 nữ kế toán trong vụ mua gần 19.200 hóa đơn khốngHải NamChủ nhật, 01/09/2024 - kết quả tỷ số hàn quốc

Thỏa thuận ngầm của 2 nữ kế toán trong vụ mua gần 19.200 hóa đơn khống

Hải NamHải Nam

(Dân trí) - Theo lời khai của Kế toán trưởng Công ty Danh Bùi Thị Mai Hương, bị can này và Nguyễn Thị Hòa thống nhất tự "cắt lại" tỷ lệ chi phí mua hóa đơn khống, từ đó hưởng lợi hơn 30,7 tỷ đồng.

Trong vụ án Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước xảy ra tại Công ty Thành An Hà Nội, Công ty thiết bị y tế Danh, Công ty thiết bị y tế Tràng Thi, Bộ Công an cáo buộc nhóm 3 bị can là kế toán trực tiếp duy trì 2 hệ thống sổ kế toán tài chính để mua bán hóa đơn khống, hạch toán tăng giá vốn, giảm tiền thuế phải nộp.

Các bị can gồm: Kế toán trưởng Công ty Thành An Đỗ Thị Hoa, Kế toán trưởng Công ty Danh Bùi Thị Mai Hương và Nguyễn Thị Hòa (phụ trách kế toán 3 công ty). Trong đó, Hòa là bị can đang bỏ trốn.

Theo kết luận điều tra, Bùi Thị Mai Hương khai được giao làm kế toán trưởng Công ty Danh từ năm 2013 và nhận chỉ đạo từ vợ chồng Nguyễn Đăng Thuyết (Tổng Giám đốc Công ty Thành An) về việc lập 2 hệ thống sổ kế toán.

Lời khai của Hương thể hiện, để lập các báo cáo tài chính, kê khai quyết toán thuế không đúng với thực tế, Nguyễn Thị Hòa đã lập kế hoạch dự tính số tiền thuế phải nộp, sau đó cùng Hương trực tiếp liên hệ với "các đầu mối" để mua bán hóa đơn khống.

Thỏa thuận ngầm của 2 nữ kế toán trong vụ mua gần 19.200 hóa đơn khống - 1

Bị can Nguyễn Thị Hòa (Ảnh: Bộ Công an).

Nhiệm vụ của Hương còn là trực tiếp hạch toán các hóa đơn khống trên phần mềm thuế của 3 công ty để làm tăng chi phí, giảm doanh thu thực tế.

"Quá trình thực hiện việc mua hóa đơn khống, Hương cùng Hòa thống nhất tự "cắt lại" tỷ lệ chi phí mua hóa đơn khống", kết luận điều tra nêu. Cụ thể, Hòa và Hương thỏa thuận với "các đầu mối" từ 0,3% đến 1,5% tỷ lệ chi phí mua hóa đơn khống rồi chia đôi hưởng lợi.

Theo kết luận điều tra, từ năm 2017 đến năm 2022, số tiền "cắt lại" mà Hương và Hòa được hưởng là hơn 30,7 tỷ đồng. Mỗi bị can nhận một nửa, tức hơn 15,3 tỷ đồng. Trong đó, Hòa nhận hơn 10 tỷ đồng tiền mặt từ Hương, còn lại hơn 5 tỷ đồng được chuyển khoản qua 27 lần vào tài khoản ngân hàng của em gái Hòa.

Đối với Đỗ Thị Hoa, bị can này khai việc lập các báo cáo tài chính, kê khai báo cáo cơ quan thuế của 3 công ty do Hòa và Hương thực hiện, theo dõi. 

Trước khi hoàn thiện, phát hành các báo tài chính, Hoa xác nhận được Hòa báo cáo, trình Hoa và Thuyết duyệt nên Hoa biết rõ số liệu đã được điều chỉnh sai với kết quả kinh doanh thực tế.

Cáo buộc của cơ quan điều tra cho rằng, 3 bị can trên được chỉ đạo lập, sử dụng 2 hệ thống sổ kế toán tài chính theo dõi trên phần mềm kế toán FAST để hạch toán, kê khai, báo cáo thuế và theo dõi kết quả hoạt động kinh doanh của 3 công ty.

Cụ thể, một là hệ thống sổ kế toán tài chính "nội bộ", ghi nhận toàn bộ số liệu thực thu, thực chi, kết quả kinh doanh thực tế liên quan đến hoạt động của 3 công ty, cũng như các số liệu chi không có chứng từ hợp pháp.

Hai là hệ thống sổ kế toán tài chính thuế. Hệ thống này khai man số liệu để lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế với các cơ quan quản lý Nhà nước, tăng chi phí đầu vào, tăng giá vốn hàng bán, giảm lợi nhuận, giảm thuế phải nộp.

Từ năm 2017 đến năm 2022, Hòa và Hương đã mua 19.167 hóa đơn khống (mặt hàng là danh mục vật tư y tế) của 110 công ty/hộ kinh doanh với tổng giá trị tiền hàng trước thuế là hơn 3.689 tỷ đồng, thuế VAT là hơn 75 tỷ đồng; tổng tiền hàng sau thuế là hơn 3.765 tỷ đồng và tổng chi phí mua hóa đơn là hơn 257 tỷ đồng.

Việc hạch toán đối với 19.167 hóa đơn khống (không có hàng hóa) được Hòa và Hương cập nhật vào hệ thống sổ kế toán Thuế nhằm tăng chi phí, giảm thuế phải nộp. Còn phần chi phí mua hóa đơn khống và các phần thực thu, thực chi khác được Hoa theo dõi trên sổ kế toán tài chính "nội bộ".

Kết luận điều tra chỉ ra, kết quả kinh doanh của 3 công ty trong giai đoạn 2017-2022 cho thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn là hơn 8.542 tỷ đồng; tổng lợi nhuận trước thuế 562 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 448 tỷ đồng; tổng số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ngân sách là hơn 114 tỷ.

Tuy nhiên, tài liệu trích xuất từ hệ thống phần mềm FAST nội bộ tại Công ty Thành An, Danh, Tràng Thi lại thể hiện 3 doanh nghiệp này có tổng tài sản và tổng nguồn vốn là hơn 12.828 tỷ đồng; tổng lợi nhuận trước thuế là 2.655 tỷ đồng; tổng lợi nhuận sau thuế là 2.563 tỷ đồng.

Như vậy, giữa sổ sách công khai và nội bộ có sự chênh lệch, cụ thể là tổng tài sản và nguồn vốn tăng 4.286 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng 2.092 tỷ đồng.

Theo kết luận điều tra, hành vi trên của các bị can gây thiệt hại ngân sách Nhà nước về thuế là hơn 743 tỷ đồng.

很赞哦!(3)