【ti le bong da keo nha cai】Niềm vui được cống hiến vì nghệ thuật

 Với mỗi chương trình nghệ thuật phục vụ trong thời lượng trung bình từ 60 đến 120 phút dù bất cứ xa gần, lớn nhỏ, tất cả đều hết sức chỉn chu. Để có được một chương trình nghệ thuật tốt nhất, hàng ngày anh em của Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh đều phải lên sàn tập. Năm 2015 là năm tuy vất vả nhưng đã để lại cho mỗi người nhiều cảm xúc khác nhau.

Múa “Nhịp sống” - tiết mục đoạt huy chương vàng tại cuộc thi Nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015

Nhìn lại một năm hoạt động, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh với một năm tất bật. Đoàn đã khắc phục khó khăn cũng như nội lực để có được những chương trình nghệ thuật đúng nghĩa đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị, phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu thưởng thức nghệ thuật cho công chúng. Năm 2015 với 6 chương trình phục vụ các sự kiện trọng đại của địa phương như: 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 40 năm Ngày giải phóng miền Nam 30-4 và Ngày Quốc tế lao động 1-5; 70 năm Ngày Quốc khánh 2-9; hay vinh dự hơn đó là khai mạc phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X; tham gia cuộc thi Nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015 tại Bà Rịa - Vũng Tàu; hiện tại đó là chương trình văn nghệ phục vụ thanh niên công nhân xa quê với nhiều đổi mới, hấp dẫn để mang đến cho họ một mùa xuân thật ý nghĩa.

“Ngoài các chương trình lớn đó, chúng tôi còn có dịp tham gia ở rất nhiều chương trình biểu diễn phục vụ khắp các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Mỗi chương trình đều mang dấu ấn riêng, quyết tâm riêng cũng như tình yêu dành cho nghề để mang lại niềm vui cho mọi người khi đoàn dừng chân. Dấu ấn năm 2015 đó là, các chương trình đều được sự thống nhất chung để mang lại tính nghệ thuật cao. Trong đó, 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 1 giấy khen của Hội Nghệ sĩ múa là niềm khích lệ để mọi người tiếp tục bám nghề…”, ông Phạm Đắc Hiến, Trưởng đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh chia sẻ.

Ông Phạm Đắc Hiến cho biết thêm, để tôn vinh những thành quả mà những người thợ, những người lao động đang sống, làm việc và cống hiến cho quê nhà đưa lên sân khấu là thách thức với chúng tôi. Với đề tài này, năm 2009, đoàn đã thành công trong tiết mục múa “Niềm vui công trường” đạt huy chương vàng tại hội diễn toàn quốc. Năm nay, biên đạo Tấn Thông - Ngọc Anh cũng đã tôn vinh những người thợ qua tiết mục múa “Nhịp sống” đầy hạnh phúc. Qua đây, bức tranh người lao động Bình Dương được tôn vinh đậm nét và họ có thể tự hào về chính mình, tiếp tục xem Bình Dương là quê hương thứ hai để cống hiến, học tập và làm việc.

Còn với chúng tôi, tổ khúc “Bình Dương quê tôi” dù được xem đi xem lại nhiều lần nhưng mỗi lần xem lại là một cảm giác khác nhau, đầy cảm xúc và cũng tự hào lắm Bình Dương quê hương mình. Cũng với tổ khúc này, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc lần đầu tiên có khán giả vỗ tay nhiệt tình mà không cần phải “xin” khán giả một tràng pháo tay từ MC của chương trình. Đó là hạnh phúc, là niềm vui của người theo nghề. Và đó cũng là niềm động viên rất lớn để họ tiếp tục cống hiến, tiếp tục đến với mọi cung đường phục vụ bà con ngày một tốt hơn.

“Năm 2015 là một năm vất vả nhưng tôi cảm thấy rất vui, trong đó chương trình biểu diễn phục vụ chiến sĩ và nhân dân tại huyện đảo Trường Sa lại là một cảm xúc rất lạ. Đến được đây, không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người đều cảm thấy rất tự hào về quê hương, về đất nước mình. Đặc biệt là tình cảm của chiến sĩ, bà con trên đảo dành cho đoàn. Đến đây, những khúc ca cũng trở nên thiết tha hơn, thiêng liêng hơn, tình cảm hơn rất nhiều…”, ca sĩ Thanh Tùng của Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh bộc bạch.

 SONG ANH