50% mẫu có mã số đúng khai báo ban đầu
6 tháng đầu năm 2018,ụcKiểmđịnhHảiquansẵnsàngthamgiakiểmtrachuyênngàcerezo đấu với urawa reds Cục KĐHQ làm tốt nhiệm vụ kiểm định mã số hàng hóa, đơn vị đã tiếp nhận tổng số 6.411 mẫu phân tích phân loại hàng hóa, giảm 925 mẫu so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số mẫu ra kết quả là 4.712 (73%), trong đó: số mẫu điều chỉnh tăng thuế là 1.093 (23%), số mẫu giảm thuế là 357 (8%), lượng mẫu thay đổi mã số sau khi phân tích nhưng thuế không thay đổi là 927 (20%), số lượng mẫu có mã số đúng với khai báo ban đầu là 2.347 (50%).
Đại diện Cục KĐHQ cho biết, lượng mẫu gửi về cục KĐHQ nhằm mục đích phân tích phân loại hàng hóa đã giảm so với cùng kỳ năm trước. Có thể nói đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, mức độ khó của chỉ tiêu phân tích lại tăng lên, có nhiều chỉ tiêu mới (VD: thép ủ, thép cốt bê tông, phế liệu), đòi hỏi cục KĐHQ cần nâng cao năng lực hơn nữa.
Đặc biệt, Cục KĐHQ lưu ý vấn đề lấy mẫu của các cục hải quan tỉnh thành phố, tập trung đầu mối phân tích về Cục KĐHQ và các chi cục kiểm định. Tránh trường hợp các đơn vị tự gửi mẫu đi giám định ngoài ngành phục vụ việc phân loại không đúng quy định. Thêm vào đó, hồ sơ yêu cầu phân tích phân loại có nhiều thay đổi nhằm hạn chế việc gửi mẫu phân tích, phân loại, nâng tính chủ động của hải quan địa phương được quy định đầy đủ tại quy chế kiểm định.
Bên cạnh đó, việc kiểm định chất lượng hàng hóa, kiểm tra an toàn thực phẩm đã được quy định chi tiết về phương thức triển khai tại quy chế kiểm định, phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Tích cực tham gia kiểm tra chuyên ngành
Trong thời gian qua, Cục KĐHQ đã nỗ lực hoàn thiện bộ máy tổ chức nguồn nhân lực và cơ sở trang thiết bị sẵn sàng tham gia công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu.
Cụ thể, Cục KĐHQ đã giúp Tổng cục Hải quan xây dựng trình Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ đề án “Thí điểm KTCN hàng hóa xuất nhập khẩu tại cơ quan hải quan”.
Đồng thời, Cục KĐHQ đã triển khai hoạt động của 7 phòng thí nghiệm tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Trong đó, tại các địa phương, các phòng thí nghiệm đều đạt chuẩn hệ thống công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn của Việt Nam (Vilas) đối với một số chỉ tiêu về kiểm tra chất lượng phân bón, sắt thép và hàm lượng kim loại nặng trong thực phẩm.
Ngoài ra, Cục KĐHQ tiếp tục xin công nhận mở rộng các phép thử thuộc phòng thí nghiệm Vilas với các chỉ tiêu phục vụ công tác KTCN, đảm bảo điều kiện để được chỉ định thực hiện công tác kiểm định các mặt hàng phân bón và các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Đỗ Văn Quang - Cục trưởng Cục KĐHQ cho biết, việc cơ quan hải quan tham gia cùng với các bộ quản lý chuyên ngành thực hiện KTCN tại chỗ sẽ góp phần giảm đáng kể thời gian thông quan hàng hóa, kiểm tra được chất lượng hàng hoá XNK trước thông quan, đặc biệt là các mặt hàng có liên quan đến bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Khi được giao nhiệm vụ tham gia KTCN, lúc đó hàng hóa sẽ được lực lượng kiểm định hải quan lấy mẫu ngay tại cửa khẩu và thực hiện phân tích kiểm định tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn. Ở các phòng thí nghiệm cố định chuyên sâu, đơn vị sẽ khai thác triệt để các trạm kiểm định di động để có thể linh hoạt di chuyển đến các cửa khẩu, thực hiện việc kiểm tra ngay tại cửa khẩu giúp cải thiện đáng kể thời gian trả kết quả, góp phần thông quan nhanh chóng.
Ngoài ra, việc trả kết quả của cơ quan hải quan cũng sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Với những lợi thế nêu trên, công tác KTCN hàng hóa XNK nếu được giao cho lực lượng hải quan cùng tham gia kiểm tra sẽ đảm bảo mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, tập trung kiểm tra tại chỗ, rút ngắn thời gian thông quan đối với hàng hóa XNK và tạo thuận lợi thương mại./.
Hồng Quyên