【bxhang ngoai hang anh】Kết nối giao thương sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Đây là một trong những hoạt động thiết thực triển khai thoả thuận hợp tác giữa Liên minh VISA và CSID nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp đầu chuỗi (Lead Firm),ếtnốigiaothươngsảnphẩmcôngnghiệphỗtrợbxhang ngoai hang anh hoặc hỗ trợ các nhà cung cấp hiện tại mở rộng kinh doanh và nâng cao giá trị gia tăng.

Kết nối giao thương sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Nghi thức cắt băng khai mạc Hội nghị

SFS 2021 là hoạt động thường niên được CSID tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp đầu chuỗi nâng cao năng lực nội địa hóa chuỗi cung ứng để cắt giảm chi phí logistics, và tìm đầu ra cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ trợ của Việt Nam (SI), vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19, phục hồi kinh tế trong giai đoạn bình thường mới.

SFS 2021 đã thu hút hơn 20 doanh nghiệp FDI từ EU, Nhật, Mỹ và Việt Nam tham gia với hơn 230 cuộc kết nối trực tuyến và trực tiếp tìm kiếm nhà cung cấp bao gồm: SamSung, TTI, Panasonic, BOSCH, Juki, Towa, Schindler, Nextern, Rawlplug, AREVO, Fujikura Fiber Optics, Fluid Power and Control, Mabuchi Motor, ABB Automation and Electrification, RENAC, PREMO, VNO, Lixil, Einhell… Sự kiện cũng ghi nhận nhu cầu tìm kiếm hơn 400 chi tiết linh kiện trong nước thuộc các ngành nghề: Điện, Điện tử, Cơ khí chế tạo, Cơ khí chính xác, 3D trên chất liệu carbon, Robot và tự động hóa nhà máy, thiết bị truyền tự động, tự động hóa công nghiệp…

Kết nối giao thương sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Các doanh nghiệp tham gia Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ 2021

Lãnh đạo Liên minh VISA cho biết, trung bình mỗi năm Việt Nam thu hút khoảng 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), do đó nhu cầu cần nguyên vật liệu, thiết bị linh kiện để hoàn thiện sản phẩm là rất lớn. Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá khá tốt về thị trường cung ứng Việt Nam do chất lượng, số lượng nhà cung cấp ngày càng cải thiện, nhờ khoa học công nghệ và đầu tư máy móc, kỹ thuật hiện đại. Đặc biệt, Chính phủ cũng có nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực kịp thời nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ với mong muốn Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Ngô Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch thường trực Liên Minh VISA chia sẻ: “Năm 2021 tình trạng đứt gãy vận tải diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn làm cho cước vận tải container từ Châu Á đi Mỹ và Châu Âu tăng lên 15 lần. Vì thế, mỗi doanh nghiệp cần mạnh dạn thay đổi cách làm cũ, chuyển đổi cung ứng mua hàng hướng đến các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam để duy trì liên tục không đứt gãy chuỗi cung ứng của mình, tối ưu chi phí logistics. Liên minh VISA luôn kỳ vọng vào hiệu ứng cánh bướm với sự thay đổi nhỏ nhưng sẽ có sự lan toả lớn và hiện thực hoá chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì một Việt Nam hùng cường 2045!

Kết nối giao thương sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Điểm mới của hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2021 là các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp sản phẩm hỗ trợ sẽ giới thiệu năng lực sản xuất, thế mạnh của mình, trong khi các doanh nghiệp có nhu cầu mua sản phẩm để sản xuất hoặc xuất khẩu sẽ nêu thẳng mong muốn, yêu cầu của mình và đưa ra các tiêu chí cụ thể cho nhà cung cấp. Trên cơ sở trao đổi, thảo luận thẳng thắn, nếu phù hợp, hai bên sẽ tiến tới việc hợp tác lâu dài.

Nhiều doanh nghiệp mua hàng tham gia hội nghị đã đánh giá cao cách làm của CSID và Liên minh VISA, đồng thời cho rằng, hình thức kết nối buyer- SI trực tuyến rất hiệu quả phù hợp với giai đoạn dịch bệnh phức tạp hiện nay, tiết kiệm thời gian khi chúng tôi đã nhận được thông tin hồ sơ năng lực của nhà cung cấp từ trước, từ đó đánh giá và sàng lọc thông tin nhanh chóng.

Trong thời gian tới, Liên minh VISA sẽ tiếp tục phối hợp với các bên liên quan triển khai nhiều hoạt động kết nối cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói riêng theo công thức 5 bước "một Lead Firm – nhiều SI". Tham gia đóng góp ý kiến, tìm giải pháp cắt giảm chi phí Logistic; kiểm soát tốt hơn chất lượng nguyên liệu sản xuất; đảm bảo tính thanh khoản cho các giao dịch; Đồng thời đẩy mạnh hệ thống sàn giao dịch trực tuyến VISA Connect. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ trợ của Việt Nam có thể tạo gian hàng và giới thiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với các bên mua hàng 24/24, còn các doanh nghiệp đầu chuỗi có thể nâng cao năng lực mua hàng tại Việt Nam bằng việc tìm kiếm, kết nối dễ dàng, nhanh chóng với các nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ uy tín.