BPO - UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Kế hoạch số 358/KH-UBND triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) giai đoạn 2022-2030,ướctriểnkhaichiếnlượcphaacutettriểngiaacuteodụcnghềnghiệpgiaiđoạmu trận gần nhất tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu tổng quát của chiến lược là phát triển nhanh GDNN, đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo nghề, tăng cường hợp tác đào tạo giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia đầu tư vào hoạt động GDNN.
Theo đó, mục tiêu cơ bản đến năm 2025 là thu hút từ 40 - 45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 10% lực lượng lao động; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%; tỷ lệ lao động là người dân tộc thiểu số qua đào tạo nghề nghiệp đạt 30%; tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 20%.
Giờ thực hành cơ khí chế tạo của học viên Trường Cao đẳng Bình Phước. Ảnh: Vũ Thuyên
Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 50%. Ít nhất 30% cơ sở GDNN và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Phấn đấu 90% nhà giáo đạt chuẩn, khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại. Phấn đấu khoảng 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia. Phấn đấu thu hút đầu tư thêm 2 trường trung cấp; thu hút các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có uy tín mở phân hiệu, điểm đào tạo tại tỉnh.
Để đạt được các mục tiêu trên, UBND tỉnh yêu cầu cần thực hiện đồng bộ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó “đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo” và “phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp” là giải pháp đột phá.
Cụ thể là hoàn thiện cơ chế, chính sách tăng cường công tác GDNN; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GDNN; tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp, truyền thông, nâng cao hình ảnh, thương hiệu và giá trị xã hội của GDNN; tái cấu trúc mạng lưới GDNN, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, gắn kết chặt chẽ GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động; đẩy nhanh chuyển đổi số, tăng cường điều tra, khảo sát, thu thập thông tin thị trường lao động; nghiên cứu chuyển giao công nghệ, chủ động và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về GDNN; tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho GDNN; quảng bá, xúc tiến thu hút đầu tư, xã hội hóa GDNN; tăng cường hợp tác các tỉnh trong đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực GDNN.