Cúp C2

【keo nhat ban】Bất ngờ lớn trên chính trường Pháp

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Pháp điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế 2024 Bầu cử Quốc hội Pháp: Cuộc đối đầu khốc liệt giữa keo nhat ban

Pháp điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế 2024 Bầu cử Quốc hội Pháp: Cuộc đối đầu khốc liệt giữa ba khối chính trị lớn
Bất ngờ lớn trên chính trường Pháp
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đứng trước nhiều lựa chọn khó khăn trong việc thành lập chính phủ.

Kết quả kiểm phiếu cho thấy NFP vươn lên vị trí dẫn đầu về số ghế, đẩy RN và đồng minh xuống vị trí thứ ba. Liên minh “Cùng nhau” (Ensemble) của Tổng thống Emmanuel Macron chính thức mất đa số tương đối. Kết quả này là một minh chứng nữa cho thấy sự phân cực của chính trường Pháp, với 3 khối có số ghế không chênh nhau quá nhiều trong cơ quan lập pháp. Thắng lợi hoàn toàn bất ngờ đã giúp NFP đã vươn lên trở thành lực lượng chính trị lớn nhất, trong khi phe cực hữu không còn cơ hội nắm chính phủ.

Do không có lực lượng chính trị nào chiếm đa số tuyệt đối, Tổng thống Emmanuel Macron sẽ không bị buộc phải từ chức hay buộc phải chọn Thủ tướng từ phe đa số tương đối mạnh nhất, tức là một người từ NFP. Tuy nhiên, Tổng thống Macron, Quốc hội và chính phủ mới tại Pháp được dự báo sẽ đứng trước nguy cơ lớn là không thể dễ dàng làm việc cùng nhau, do đó, Điện Elysée phải xem lại các kịch bản của mình.

Cho đến nay, giới quan sát vẫn chưa biết Tổng thống Macron sẽ lựa chọn chung sống theo giải pháp nào nhưng chắc chắn rằng mọi kịch bản đều không hứa hẹn những điều tốt lành đối với ông. Một trong những kịch bản tiềm năng nhất là thành lập một “chính phủ cầu vồng”, gồm nhiều sắc thái chính trị như thường thấy tại Bỉ, trên cơ sở một quốc hội đa nguyên. Tổng thống Macron có thể chỉ định một nhân vật đủ uy tín, trong trường hợp này là người của cánh tả, đứng ra xây dựng một liên minh giữ đa số tuyệt đối, với sự góp mặt của “một phần cánh tả, một phần cánh hữu và các đại biểu thuộc phe của ông”. Tuy nhiên, “giải pháp tình thế” này không dễ trở thành hiện thực do sẽ vấp phải sự phản đối của các đảng cánh tả LFI và đảng Sinh thái.

Nếu mục tiêu thành lập “chính phủ cầu vồng” hay “Liên đoàn các dự án” như ý tưởng của Tổng thống Macron không thể trở thành hiện thực, ông có thể nghĩ tới việc thành lập một chính phủ kỹ trị, gồm các học giả, chuyên gia và công chức cấp cao, không liên quan đến bất kỳ đảng phái chính trị nào. Tuy nhiên, với một chính phủ kỹ trị, Tổng thống Macron sẽ phải chấp nhận từ bỏ các tham vọng cải cách mà ông muốn hoàn thành trong phần còn lại của nhiệm kỳ thứ hai.

Có thể nói, thất bại bất ngờ của RN và các đồng minh đã giúp Tổng thống Pháp loại trừ được kịch bản tồi tệ nhất, bởi nếu đảng này nắm quyền lực, nước Pháp sẽ chứng kiến sự chia rẽ mang tính lịch sử giữa hai nhân vật đứng đầu của Nhà nước. Thế nhưng, việc phải chung sống với cánh tả cũng sẽ là điều trớ trêu đối với Tổng thống Macron, bởi ông đã ấn định nhiệm kỳ thứ hai của mình theo hướng hữu khuynh, mà nổi bật là dự án cải cách hưu trí và Luật nhập cư mới.

Như vậy, bất kỳ viễn cảnh nào cũng dẫn tới một điều chắc chắn rằng cuộc bầu cử sớm sẽ không chấm dứt được cuộc khủng hoảng chính trị tại Pháp hiện nay.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap