88Point

Với chủ trương xem khoa học và công nghệ (KH&CN) là động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế số liệu thống kê về empoli gặp napoli

【số liệu thống kê về empoli gặp napoli】Khoa học

Báo Cà MauVới chủ trương xem khoa học và công nghệ (KH&CN) là động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, Cà Mau đã tập trung đầu tư cho lĩnh vực này và đạt được những kết quả khả quan. Đặc biệt là trong công tác phối hợp huy động các nguồn lực để thúc đẩy phát triển KH&CN tại địa phương.

Với chủ trương xem khoa học và công nghệ (KH&CN) là động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, Cà Mau đã tập trung đầu tư cho lĩnh vực này và đạt được những kết quả khả quan. Đặc biệt là trong công tác phối hợp huy động các nguồn lực để thúc đẩy phát triển KH&CN tại địa phương.

Những năm qua, nhờ làm tốt công tác phối hợp với các doanh nghiệp mà nhiều đề tài, dự án KH&CN đã được ứng dụng thành công và nhân rộng.

Nhiều sản phẩm KH-CN được ứng dụng tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH-CN Cà Mau (triển lãm các sản phẩm khoa học tại hội thảo khoa học tháng 11/2015).

Tại hội thảo khoa học công nghệ vừa diễn ra tại Cà Mau, Tiến sĩ Bùi Văn Quyền, Giám đốc Văn phòng Chương trình KH&CN Tây Nam Bộ, khẳng định: “Nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tích cực đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá. Chính vì vậy, doanh nghiệp vừa là chủ thể trong đầu tư, vừa là đối tượng chính mà các chính sách của Nhà nước cần hướng tới khi huy động đầu tư cho KH&CN, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước”.

Thông qua các hình thức hợp tác, liên kết cùng các đơn vị kinh tế, tổ chức, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh Cà Mau đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

Là doanh nghiệp số 1 khu vực ÐBSCL, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau là một điển hình trong trích lập và sử dụng Quỹ Phát triển KH&CN tại Cà Mau. Quỹ Phát triển KH&CN của công ty được thành lập từ tháng 10/2013. Khoản trích hằng năm của quỹ từ 10-20 tỷ đồng. Với số tiền này, công ty dùng để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu phát triển (xây dựng vườn thực nghiệm, xưởng sản xuất phân bón thử nghiệm, phòng thí nghiệm vi sinh); tổ chức các chương trình truyền thông nhằm thúc đẩy hoạt động sáng kiến - sáng chế - cải tiến kỹ thuật. Ngoài ra, công ty còn dùng một phần kinh phí này để thực hiện việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; xây dựng gói giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng; nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm Urê hạt đục và hệ thống thiết bị của nhà máy…

Tính đến tháng 9/2015, tổng sản lượng sản xuất của công ty hơn 602.000 tấn (trong đó lượng tiêu thụ hơn 581.000 tấn), doanh thu đạt trên 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận thu về trên 430 tỷ đồng.

Ông Phan Tấn Thanh, Phó Giám đốc Sở KH&CN Cà Mau, cho biết, các dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các dự án đã giúp người dân tăng khả năng tiếp cận KH&CṆ, tiếp thu các quy trình kỹ thuật tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất và đời sống, góp phần đào tạo cán bộ cho địa phương, tiếp nhận và chuyển giao các mô hình sản xuất hiệu quả để ứng dụng trên địa bàn tỉnh.

Tiến sĩ Bùi Văn Quyền nhấn mạnh, hiện nay, nước ta có khoảng 500.000 doanh nghiệp, trong đó có 110 tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước với nguồn lực rất lớn về vốn và nhân lực. Cụ thể, năm 2008, khi xây dựng Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã tính toán rằng, nếu tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều trích 10% lợi nhuận trước thuế để thành lập Quỹ Phát triển KH&CN của doanh nghiệp, thì quỹ này thu hút được 13.500 tỷ đồng, gấp 2 lần đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho KH&CN năm 2008 (7.000 tỷ đồng).

Chính vì thế, để góp phần thúc đẩy phát triển KH&CN trong điều kiện ngân sách Nhà nước khó khăn, rất cần các doanh nghiệp chung tay để có những công trình khoa học có giá trị ứng dụng váo phát triển kinh tế cho đất nước nói chung và cho từng doanh nghiệp nói riêng./.

Bài và ảnh: Huệ Như

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap