Giải pháp của Liên minh châu Âu
Hiện nay đa phần các quốc gia trong khu vực châu Âu đều đã phục hồi sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Tuy nhiên,âuÂutiếptụccácgóikíchthíchtàikhóađốiphóvớidịgiai seria để có được kết quả này thì Liên minh châu Âu (EU) cũng như từng thành viên đã những động thái điều hành kịp thời nhằm ứng phó với tác động của đại dịch Covid-19, trong đó có những đợt lây nhiễm tái bùng phát vào mùa xuân cho tới nay. Theo đó, chính sách tài khóa tiếp tục được sử dụng theo xu hướng nới lỏng.
EU liên tục giải ngân các gói cứu trợ cho các thành viên nhằm giúp các nước vượt qua được những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra. Cụ thể:
Trong tháng 2/2021, Ủy ban châu Âu (EC) đã giải ngân thêm 304 triệu Euro hỗ trợ tài chính cho Hungary trong khuôn khổ chương trình Hỗ trợ giảm nguy cơ thất nghiệp khẩn cấp (SURE). Khoản viện trợ này là một phần của gói tín dụng 504 triệu Euro được EU phê duyệt cho Hungary vào tháng 10/2020, trong đó 200 triệu Euro đã được giải ngân vào tháng 12/2020.
Ảnh: Minh họa |
Đến tháng 8/2021, EU đã giải ngân cho các thành viên trong gói kinh tế phục hồi sau đại dịch với tổng giá trị lên tới gần 3 tỷ Euro. Trong đó, Bồ Đào Nha là nước nhận được số tiền hỗ trợ lớn nhất (2,2 tỷ Euro trong tổng 17,6 tỷ Euro), kế sau là Bỉ nhận được 770 triệu Euro trong tổng 5,9 tỷ Euro và Lúc-xăm-bua nhận được 12,1 triệu Euro trong tổng 97 triệu Euro. Các khoản hỗ trợ trên nhằm mục đích hỗ trợ công tác cải cách và đầu tư thiết yếu tại các nước thành viên EU sau đại dịch Covid-19.
Trong khi đó Quỹ tái thiết phục hồi châu Âu cũng đã giải ngân 2,25 tỷ Euro cho Đức. Đây là khoản hỗ trợ đầu tiên trong tổng giá trị hỗ trợ hơn 25 tỷ Euro mà nước này sẽ nhận được. Theo Chính phủ Đức, tiền hỗ trợ sẽ được dùng để phát triển công nghệ hydro thân thiện với môi trường, các dịch vụ công kỹ thuật số và số hóa các bệnh viện.
Trong tháng 9/2021, Ủy ban châu Âu đã giải ngân tiền tài trợ cho một số thành viên trong khu vực nhằm phục hồi nền kinh tế theo kế hoạch với tổng giá trị gần 2,2 tỷ Euro. Cụ thể, Áo nhận được 450 triệu Euro trong tổng 3,5 tỷ Euro, cộng hòa Séc nhận được 915 triệu Euro trong tổng 7 tỷ Euro và Croatia nhận được 818 triệu Euro trong tổng 6,3 tỷ Euro.
Bên cạnh đó, EU cũng đã nhất trí thông qua các gói cứu trợ cũng như các kế hoạch hỗ trợ các nước thành viên. Tháng 6/2021, EC đã thông qua gói cứu trợ trị giá 750 tỷ EUR cho Đức. Theo đó, Đức được toàn quyền sử dụng số tiền theo kế hoạch đã đệ trình, trong đó ưu tiên chi cho chuyển đổi số và biến đổi khí hậu. Theo EC, quốc gia thành viên nếu muốn nhận được sự cứu trợ thì phải đệ trình kế hoạch chi tiêu quốc gia nhưng phải đáp ứng được các tiêu chí nhất định. Trong đó, chi cho chuyển đổi số phải ít nhất 20% và chi cho bảo vệ khí hậu cũng phải ít nhất 37%.
Tháng 7/2021, EC đã thông qua kế hoạch hỗ trợ ngành hàng không của Italy trị giá 800 triệu Euro. Theo thông báo của Italy đã gửi cho EC về biện pháp hỗ trợ nhằm đền bù thiệt hại mà các sân bay và các công ty khai thác mặt đất phải chịu trong khoảng thời gian từ ngày 1/3 đến ngày 14/7/2020 do đại dịch và các hạn chế đi lại.
Cũng trong tháng này, EU đã nhất trí thông qua kế hoạch phục hồi nền kinh tế của 4 nước thành viên (Croatia, Litva, Slovenia và Cyprus) với tổng trị giá lên tới 672,5 tỷ Euro. Trong đó, khoảng 312,5 tỷ Euro sẽ được cấp cho các nước trên dưới dạng trợ cấp và 360 tỷ Euro sẽ được cấp dưới dạng các khoản vay.
Tháng 9/2021, EC đã nhất trí phê duyệt kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp của Pháp trị giá 3 tỷ Euro. Dự kiến có khoảng 100 công ty của Pháp sẽ được hưởng lợi thông qua các khoản hỗ trợ tín dụng và vốn cho các công ty bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19 để phục hồi sản xuất kinh doanh. Cũng trong tháng này, EU đã nhất trí thông qua gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 5,4 tỷ Euro cho các nước thành viên bị ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế của việc Anh rời EU. Trong đó, Pháp và Ireland bị ảnh hưởng nhiều nhất nên sẽ nhận được sự hỗ trợ lớn nhất. Theo đó, Ireland sẽ nhận được 1,1 tỷ Euro và Pháp sẽ nhận được 735 triệu Euro.
Hành động của các nước thành viên
Song song với những kích thích tài khóa từ EC, Chính phủ các nước thành viên cũng đã có những phản ứng kịp thời nhằm giúp người dân và doanh nghiệp vượt qua những khó khăn do đại dịch Covia-19 gây ra.
Cụ thể, Tây Ban Nha đã công bố gói hỗ trợ kinh tế bổ sung trị giá 11 tỷ Euro nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. Ireland thông qua gói kích thích kinh tế có giá trị hơn 4 tỷ EUR nhằm giúp người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi sau những tác động của đại dịch Covid-19.
Nhằm bảo vệ tốt nhất đối với trẻ em dưới 12 tuổi và nhà trẻ trước đại dịch Covid-19, Chính phủ Đức đã thông báo kế hoạch sẽ hỗ trợ các bang trên đất nước 200 triệu Euro để trang bị hệ thống lọc không khí cơ động trường học và nhà trẻ. Ngoài ra, Đức có kế hoạch tăng chi 5,8 tỷ Euro cho y tế trong bối cảnh dịch bệnh khó kiểm soát, bao gồm chi cho các xét nghiệm coronavirus, tiêm chủng cho bác sĩ, người dân và viện trợ khẩn cấp cho bệnh viện.
Hải Hà