Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp trần lãi suất vay cho 4 nhóm đối tượng chính: nông nghiệp,ĐồngNaiDNthờơvayvốdự đoán tỷ số dortmund nông thôn, sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Tại Đồng Nai, từ sau ngày 8-5 đến nay nhiều ngân hàng (NH) đã công bố hạ lãi vay xuống 15%/năm với các đối tượng nói trên, đặc biệt là nhóm NH lớn, như: Agribank, BIDV, ACB, Vietcombank… được xem như một hình thức hỗ trợ doanh nghiệp (DN), khuyến khích vay vốn để tiếp tục duy trì ổn định sản suất. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kể cả các doanh nghiệp làm ăn lớn có uy tín vẫn thờ ơ và không dám vay vốn để sản xuất.
Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc NHNN chi nhánh Đồng Nai cho biết, các DN thuộc 4 lĩnh vực ưu tiên trên, hiện chiếm 60-70% dư nợ trên địa bàn Đồng Nai - một con số lớn. Hiện nay, thanh khoản ngân hàng tốt, nguồn vốn dồi dào, lãi suất hạ, nhưng tìm khánh hàng cho vay cũng không dễ, bởi nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng hàng hóa không tiêu thụ được, hàng tồn kho lớn, thị trường thu hẹp… nên nhu cầu cầu doanh nghiệp vay ít.
Hầu hết các NH quốc doanh cho rằng, lãi suất không phải là vấn đề mấu chốt trong việc vốn không đến tay DN. Hiện tại, cái khó là NH không dám cho vay ra bởi tình hình tài chính và khả năng trả nợ của nhiều DN khá bất ổn. Ngược lại, nhiều DN tốt lại không có nhu cầu vay bởi họ không tìm thấy cơ hội bán hàng hay mở rộng sản xuất.
Tìm hiểu ở nhiều DN, trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay chính sách này khó lòng hỗ trợ DN. Nguyên nhân không phải là lãi suất cao hay thiếu vốn, mà chính là không nhìn thấy cơ hội đầu ra cho sản phẩm, mở rộng thị trường để tiếp tục vay vốn - dù là lãi thấp.
Ông Phạm Đức Bình, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai cho rằng, những khó khăn của DN thời gian qua đến từ nhiều phía, chứ không phải do lãi suất, vì một DN mạnh là do có cơ cấu nguồn vốn tốt. Nếu DN nào mà phụ thuộc 100% vào NH thì đương nhiên, sẽ trở nên “sợ” lãi suất. Theo ông Bình, ở thời điểm này, nhiều NH chào lãi suất thấp, song DN vay không nhiều là do bản thân DN không tìm thấy cơ hội làm ăn, chứ không phải do lãi suất quá cao. Nếu DN nhìn thấy thị trường rộng mở, đơn hàng dồi dào, sinh lãi cao… thì lãi suất có cao vài %, DN cũng vẫn vay.
Cũng theo ông Bình, đối với vấn đề hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, thì giảm lãi suất chỉ là biện pháp nhất thời. Về lâu dài, cần những cách làm căn cơ hơn thì phía chính sách nhà nước, cũng như bản thân DN phải sớm xem xét lại cơ cấu nguồn vốn để bớt phụ thuộc nguồn vốn từ phía NH.
Hầu hết các NH thương mại cho rằng, hỗ trợ DN không chỉ bằng biện pháp hành chính như can thiệp đến lãi suất mà cần có những biện pháp tác động giúp DN giải phóng được hàng tồn kho, tạo động lực phát triển sản xuất, giảm lãi suất vay tiêu dùng cũng là một cách làm đáng quan tâm.
Lê Hiền