【bong.da lu】Cần giữ gìn, phát huy giá trị “hương rừng vị biển”
Vùng đất Cà Mau vốn rất giàu tài nguyên từ rừng, biển, phong phú sản vật ẩm thực tươi ngon phục vụ khách du lịch, tạo ấn tượng khó phai trong lòng du khách.
Vùng đất Cà Mau vốn rất giàu tài nguyên từ rừng, biển, phong phú sản vật ẩm thực tươi ngon phục vụ khách du lịch, tạo ấn tượng khó phai trong lòng du khách.
Trong các làng nghề sản xuất hàng đặc sản địa phương phục vụ khách du lịch, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần chú ý thiết lập nhãn hiệu cho các loại hàng hoá để dần hình thành thương hiệu, uy tín riêng cho từng cơ sở, từng mặt hàng, hoặc hình thành nhãn hiệu tập thể cho làng nghề để thành thương hiệu chung. Các cơ sở kinh doanh cần chú ý đừng gian dối kiểu “khôn lõi” ảnh hưởng đến uy tín chung, chẳng hạn: dây trói cua to đùng, cá khô bổi thì lấy nguyên đầu cho nặng ký, mật ong thì “chế biến” thêm, tôm khô trộn nhiều phẩm cấp… để tăng thêm lợi nhuận. Cách làm này có thu lợi trước mắt nhưng sẽ làm nản lòng du khách, tự làm mất uy tín thương hiệu và mang tai tiếng chung cho con người, vùng đất Cà Mau.
Khách tham quan mua các đặc sản của biển tại Khu Du lịch Mũi Cà Mau. Ảnh: VŨ TRÂN |
Hãy tuyển chọn đóng gói chân thật và cân, đong, đo, đếm cẩn thận những hàng hoá đúng phẩm cấp và niêm yết đúng giá để khách hàng chọn lựa theo ý và theo khả năng. Ðừng thiếu tôn trọng khách bằng những chuyện gian dối quê mùa, hạ đẳng như nêu trên sẽ hại uy tín của mình trong kinh doanh và hại cả nông dân - những người dãi nắng dầm sương, chịu thương chịu khó làm ra sản phẩm.
Tài nguyên rừng, biển tỉnh ta không còn nhiều, nguồn giống các loài thuỷ sản ngon và quý giá ngày càng cạn kiệt nên phải trân trọng giữ gìn, khai thác hợp lý sao cho phát huy được hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Ðể nâng cao chất lượng “hương rừng vị biển” nhằm tăng thu nhập các loại sản vật ẩm thực sẵn có trên quê hương mình, người nông dân cần ý thức lợi ích của chính mình và lợi ích chung của xã hội trong từng loại sản phẩm. Phải tự nâng cao giá trị bằng khai thác đúng kích cỡ hàng hoá thương phẩm, kiên quyết không bán “ốc len sữa”, “cua nhèm”, cá non…, hãy tạo điều kiện và tìm cách nuôi dưỡng để chúng đạt kích cỡ hợp lý và phải biết đón thời điểm, mùa vụ để xuất bán có giá cao.
Mỗi người Cà Mau hãy biết tự trọng, phải làm sao để giữ được tiếng thơm, phát huy được lợi thế của quê hương mình để ngày càng có nhiều khách thập phương đến thăm và lưu luyến khi quay về. Hãy cố gắng duy trì và phát huy sự chân thật trong giao tiếp, mua bán, có tinh thần cầu thị, lắng nghe những góp ý của du khách để cải tiến chất lượng sản phẩm, cung cách phục vụ. Có như vậy mới giữ gìn và phát huy được những tinh tuý tuyệt vời từ “hương rừng vị biển” vốn có của xứ sở quê hương./.
Mục Ðồng