【trận đấu club américa】Kiểm soát chặt chất lượng thực phẩm Tết
Trạm Kiểm soát Động vật Thủ Đức TP.HCM bắt giữ thịt heo đã bốc mùi hôi đưa vào thành phố tiêu thụ |
Thực phẩm bẩn chờ…Tết
Ngày 20/1,ểmsoátchặtchấtlượngthựcphẩmTếtrận đấu club américa Chi cục Thú y TP.H.CM cho biết, kết quả test nhanh các lô heo tại lò mổ Nam Phong (quận Bình Thạnh) vào đêm 19/1, đã phát hiện thêm 2 lô heo 124 con dương tính với chất cấm salbutamol. Trong 124 con heo dính chất cấm, có 66 con lò mổ mua từ Đồng Nai, 58 con mua từ Bình Thuận. Số heo vừa bị phát hiện dính chất cấm đã nâng lên 20 lô heo với tổng đàn gần 1.000 con chỉ trong 10 ngày do Chi cục Thú y TP.HCM kiểm tra.
Kết quả kiểm tra tồn dư chất cấm trong thịt heo từ ngày 8 đến 17/1, Chi cục Thú y TP.HCM phát hiện 18 lô heo với 864 con dính dương tính với chất tạo nạc, tăng trọng (Salbutamol) tại 5 lò mổ có quy mô lớn ở TP.HCM. Số heo này mua từ 5 tỉnh gồm Bình Thuận có 456 con ( 8 lô), Tiền Giang 156 con (5 lô), Long An và Đồng Nai 222 con (2 lô) và 1 lô 30 con ở Vũng Tàu. Hàm lượng chất cấm tồn dư trong heo ở mức gần 9.400bbp, tức trên 4.700 lần mức cho phép. Đặc biệt, trong số 15 chủ hàng vi phạm, đã có 13 chủ hàng tái phạm nhiều lần, trong đó có trường hợp 5 lần tái phạm.
Trạm kiểm dịch Động vật Thủ Đức vừa phát hiện xe khách giường nằm chở 176 con heo sữa đựng trong bao tải đã rỉ nước, bốc mùi hôi từ huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đưa về TP.HCM tiêu thụ. Tài xế Lê Minh Điệp khai số heo trên không có giấy kiểm dịch, không xuất xứ do một thương lái thuê chở. Tại phòng trọ số 108/2, quốc lộ 1A, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, cơ quan chức năng phát hiện hơn 2 tấn thịt heo, vú heo sữa bốc mùi hôi thối. Chủ lô hàng Cao Chí Đông khai, số hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc đưa về phân phối cho các nhà hàng trên địa bàn TP.HCM.
Trước đó, cơ quan chức năng bắt qủa tang cơ sở sản xuất chà bông tại tổ 52, khu phố 11, P.Tân Chánh Hiệp, quận 12 hoạt động trái phép. Tại hiện trường có 113kg chà bông thành phẩm từ thực phẩm không rõ nguồn gốc trộn với bột mì được sản xuất trên nền đất dơ bẩn nằm cạnh chuồng heo. Chủ cơ sở Lương Đình Hồi thừa nhận, cơ sở hoạt động không phép, mỗi ngày mua 60kg gà không kiểm dịch 34.000 đồng/kg và chế biến chà bông bán ra 50.000 đồng/kg.
Là tỉnh có tổng đàn heo lớn nhất nước với khoảng 1,5 triệu con, gần đây tại Đồng Nai, hàng loạt vụ nuôi heo dùng chất tạo nạc đã bị phát hiện. Ngày 18/1, Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tiếp tục công bố kết quả kiểm nghiệm tại 20 trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn. Trong số 20 trại nuôi heo được lấy mẫu xét nghiệm, 2 trại heo với gần 1.000 con cho kết quả dương tính với chất cấm Salbutamol. Trước đó, ngày 15/1, đoàn liên ngành TP.Biên Hòa cũng đã công bố trang trại nuôi heo của bà Nguyễn Thị Lan tại phường Long Bình gồm 200 con sử dụng chất cấm.
Gần đây, các cơ quan tỉnh Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu cũng đã phát hiện nhiều lô heo dính chất cấm và dùng thịt, nội tạng động vật đã ôi thiu để chế biến thực phẩm. Theo các cơ quan chức năng của các địa phương này, công nghệ chế biến thực phẩm bẩn thành thức ăn rất tinh vi, khi thực phẩm được chế biến từ nguyên liệu bẩn mang ra thị trường người tiêu dùng khó mà phát hiện.
Chế biến chà bông bằng nguyên liệu gà không kiểm dịch trên nền nhà dơ bẩn ở quận 12 TP.HCM đã bị cơ quan chức năng phát hiện và đóng cửa |
Siết chặt chất lượng thực phẩm Tết:
An toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân phải đặt lên hàng đầu, giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.HCM Trương Thị Ánh yêu cầu các cơ quan chức năng của thành phố phải nghiêm túc thực thi. Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP.HCM Phan Hoàn Kiếm cho biết, những ngày cuối năm tình trạng sản xuất, buôn bán, vận chuyển các loại thực phẩm bẩn đang có chiều hướng gia tăng. Để hạn chế tình trạng thực phẩm bẩn bùng phát trên thị trường trước, trong và sau Tết Bính Thân, Chi cục QLTT thành phố tiếp tục chỉ đạo lực lượng QLTT trên địa bàn các quận huyện phối hợp cùng các lực lượng khác đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện và xử lý cương quyết các hành vi vi phạm.
Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM Huỳnh Lê Thái Hòa nhìn nhận, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm thời gian qua trên địa bàn TP.HCM đã cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn tồn tại bất cập trong quản lý. Để các loại thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, theo ông Hòa, các cơ quan quản lý phải có giải pháp cụ thể, công tác thực hiện cần triệt để, tập trung có trọng tâm, trọng điểm. Những sản phẩm nghi ngờ có sử dụng phụ gia, thức ăn đường phố, những sản phẩm thanh tra nếu thấy điều kiện sản xuất không đảm bảo thì sẽ lấy mẫu để kiểm tra.
Phó Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM Thái Thành Tâm cho biết, trên địa bàn TP.HCM hiện vẫn còn tồn tại tình trạng người dân sử dụng nhớt thải, hóa chất tưới, ngâm cho rau muống xanh tốt và bảo quản lâu như ở xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi), phường Thạnh Xuân (quận 12) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Theo ông Tâm, Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM đang tổ chức kiểm tra, khuyến cáo đối với người trồng rau không sử dụng nhớt thải, hóa chất tưới, ngâm rau và sẽ xử lý nghiêm những trường hợp tái vi phạm.
Ông Phan Xuân Thảo- Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP. HCM đánh giá, gần đây các cơ quan chức năng ở TP.HCM đã kiểm tra, phát hiện và xử lý nhiều vụ thực phẩm không có nghĩa là ở thành phố thực phẩm bẩn nhiều hơn các địa phương khác mà đây là kết qủa của sự nỗ lực loại trừ thực phẩm kém chất lượng trên thị trường của các ngành, tức phần thực phẩm còn lại đang lưu thông trên thị trường đã tốt hơn. Tuy nhiên, ông Thảo khuyến cáo, người tiêu dùng muốn có thực phẩm an toàn trong mỗi bữa ăn, nhất là vào dịp Tết sắp đến, người dân chỉ nên mua những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác, bảo quản tốt từng bậc, không sử dụng sản phẩm đã mốc hỏng và ôi thiu.
Để thực phẩm Tết Bính Thân an toàn vệ sinh, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y Tế) đã thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành để thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại 12 tỉnh thành trọng điểm. Các đoàn kiểm tra liên ngành sẽ thanh tra các hoạt động bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm các mặt hàng trọng điểm có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp Tết như rượu, bia, nước giải khát, thịt, các loại bánh kẹo mứt truyền thống. Theo Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long, cơ sở nào không bảo đảm an toàn thực phẩm thì rút giấy phép, kiên quyết không để các cơ sở đó cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng. Nếu phát hiện, ngoài xử lý nghiêm đơn vị sai phạm còn đưa lên thông tin đại chúng để người dân tránh mua nhầm thực phẩm kém phẩm chất.
Năm 2015, Chi cục QLTT TP.HCM phát hiện 592 vụ vi phạm về thực phẩm, phần lớn là buôn bán thực phẩm ngoại nhập lậu. Thu giữ 107.620 hộp, chai, lọ, gói và 138.435 kg bánh kẹo, mứt, trái cây khô, phụ gia thực phẩm, sữa nước Ensure, bia Heineken, rượu, đường cát nhập lậu và 30.257 đơn vị sản phẩm, 5.397 kg thực phẩm hết hạn sử dụng như thịt đông lạnh, mì gói, bánh snack, nước ép trái cây, sữa dinh dưỡng... |