Cúp C1

【tỷ số canada hôm nay】Đẩy mạnh xuất khẩu sang châu Á: Hướng đi đúng trước áp lực Covid

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:La liga  查看:  评论:0
内容摘要:Xuất nhập khẩu 545 tỷ USD, châu Á chiếm gần 65%Khi sức mạnh địa kinh tế dịch chuyển mạnh mẽ sang châ tỷ số canada hôm nay

Xuất nhập khẩu 545 tỷ USD,ĐẩymạnhxuấtkhẩusangchâuÁHướngđiđúngtrướcáplựtỷ số canada hôm nay châu Á chiếm gần 65%
Khi sức mạnh địa kinh tế dịch chuyển mạnh mẽ sang châu Á
Ẩm thực Việt được vinh danh hàng đầu châu Á
Đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới cách tiếp cận thị trường là cách giúp nông sản Việt tiến sâu hơn vào thị trường các nước châu Á, đặc biệt là khu vực ASEAN. 	Ảnh: N. Thanh
Đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới cách tiếp cận thị trường là cách giúp nông sản Việt tiến sâu hơn vào thị trường các nước châu Á, đặc biệt là khu vực ASEAN. Ảnh: N. Thanh

Xuất nhập khẩu tăng vượt bậc

Năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc qia Đông Nam Á (ASEAN). Sau 25 năm gia nhập ASEAN, khu vực này đã trở thành một trong những đối tác kinh tế - thương mại quan trọng của Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, so với thời điểm bắt đầu tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và khu vực ASEAN đã tăng hơn 9,7 lần, từ 5,9 tỷ USD năm 1996 lên 57,5 tỷ USD trong năm 2019. Năm 2020, kim ngạch XNK Việt Nam – ASEAN đạt 53,7 tỷ USD do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Ở khu vực Đông Bắc Á, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản là những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam về đầu tư, thương mại, ODA. Với Hàn Quốc, kim ngạch XK của Việt Nam năm 1983 chỉ đạt 22,5 triệu USD. Tuy nhiên, đến năm 2015, quan hệ thương mại giữa hai nước đã phát triển vượt bậc khi FTA Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) chính thức có hiệu lực. Hiện, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 66 tỷ USD; là thị trường XK lớn thứ 5 của Việt Nam.

Tương tự Hàn Quốc, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Bằng chứng là, thương mại 2 chiều từ 8,5 tỷ USD năm 2005 đã tăng lên 13,7 tỷ USD năm 2009 và con số này ở năm 2019 là gần 40 tỷ USD. Nhật Bản hiện là thị trường XK lớn thứ 3 của Việt Nam.

Ấn tượng hơn cả trong câu chuyện giao thương với khu vực châu Á là trường hợp của Trung Quốc. Quy mô thương mại 2 chiều từ mức chỉ 30 triệu USD năm 1991 đã tăng trưởng vượt bậc (gần 4.000 lần) sau 30 năm. Đặc biệt, sau hơn 10 năm thực thi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), quy mô thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã đạt tới 133,1 tỷ USD vào năm 2020.

“Tốc độ tăng trưởng thương mại của Việt Nam với Trung Quốc luôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng thương mại của Việt Nam với thế giới và chiếm tỷ trọng gần 1/4 tổng kim ngạch ngoại thương Việt Nam. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong suốt 15 năm qua. Việt Nam cũng đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên toàn cầu và là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối các nước ASEAN”, đại diện Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương) đánh giá.

Tái cấu trúc, nâng chất lượng sản phẩm

Bên cạnh sự tăng trưởng XNK vượt bậc kể trên, nhắc tới câu chuyện hội nhập, giao thương với khu vực châu Á, đặc biệt là các nước ASEAN, trong một báo cáo gửi tới Quốc hội hồi tháng 5/2020, Bộ Công Thương từng đánh giá, năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam còn hạn chế, chưa được cải thiện đáng kể. Có một số mặt hàng từng là thế mạnh của Việt Nam như gạo và cao su đang mất dần thị phần ở các thị trường trọng điểm. Các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam cũng có sức cạnh tranh rất thấp do sản xuất nghiêng về số lượng và chất lượng thì giảm, nên thị trường đối mặt với nhiều rủi ro.

Vấn đề nổi cộm là khoảng 90% nông sản của Việt Nam vẫn XK dưới dạng thô, kim ngạch còn thấp do trị giá XK thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Một số thị trường như Singapore, Nhật Bản,... có quy định chặt chẽ và khắt khe đối với nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm nên hàng XK của Việt Nam còn gặp khó khăn.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM Phạm Ngọc Hưng nhìn nhận, trong bối cảnh XK sang thị trường Mỹ và châu Âu gặp khó, DN nên đẩy mạnh phát triển thị trường ASEAN và đây cũng là phương án tốt cho việc mở rộng thị trường XK, tránh lệ thuộc vào một vài thị trường cố định. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả thị trường, các DN cần cấu trúc lại chủng loại hàng hóa cho phù hợp với tình hình mới, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng công nghệ tiên tiến; cần áp dụng công nghệ số vào quản lý, tiếp cận thị trường cũng như giao dịch với khách hàng.

Còn theo đại diện Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương), các DN cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu cũng như các yêu cầu cụ thể của từng quốc gia để có chiến lược tiếp cận hiệu quả. Trong đó, cần lưu ý, để vào được các nước có đông dân theo đạo Hồi (Indonesia, Malaysia, Brunei), mặt hàng thực phẩm phải đạt chứng nhận Halal (được phép sử dụng cho người Hồi giáo); hàng hóa phải tuân thủ các quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ.

Riêng đối với thị trường XK hàng đầu của Việt Nam tại châu Á là Trung Quốc, tại buổi làm việc giữa đoàn công tác của Bộ Công Thương với UBND tỉnh Lào Cai về tình hình thương mại biên giới, XK nông, thủy sản, thực phẩm của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc hồi tháng 3/2021, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã khẳng định, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các bộ, ngành, địa phương biên giới phía Bắc để trao đổi, vận động phía Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các thủ tục pháp lý, kỹ thuật nhằm mở cửa thị trường sớm cho các mặt hàng nông, thủy sản mà Việt Nam có thế mạnh như: Sầu riêng, bưởi, chanh leo, na, roi, bơ, dừa, tổ yến, thủy hải sản tươi sống, sản phẩm sữa các loại,...

“Bên cạnh đó, trao đổi, vận động phía Trung Quốc sớm xem xét bổ sung thêm các cửa khẩu được phép NK trái cây tươi trên tuyến biên giới đất liền, đặc biệt qua các tuyến vận tải đường sắt. Bộ Công Thương cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với phía Trung Quốc tuyên truyền, phổ biến và định hướng các DN hai nước tận dụng ưu đãi từ FTA ASEAN - Trung Quốc và sử dụng hình thức thương mại điện tử để thúc đẩy XK…”, lãnh đạo Bộ Công Thương nói.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap