【ac vs napoli】Khống chế "hoa hồng" đại lý xăng dầu
Vào tháng 12 tới đây,ốngchếquothoahồngquotđạilýxăngdầac vs napoli Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ đánh giá toàn diện việc thực hiện cơ chế điều hành giá xăng dầu theo Nghị định 84.
Đó là ý kiến thống nhất của Bộ Công Thương khi góp ý cho dự thảo thông tư thay thế Thông tư số 234/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Theo cơ chế hiện hành, chi phí kinh doanh định mức (chi phí lưu thông xăng dầu) quy định “cứng” 600 đồng/lít đối với xăng, dầu diezen, dầu hỏa và 400 đồng/kg đối với dầu madut bán buôn.
Trong dự thảo mới, vấn đề nói trên được thay đổi lại, thay vì đưa ra con số tuyệt đối, Bộ Tài chính sẽ ra thông báo điều chỉnh khoản chi phí này linh hoạt theo từng thời điểm.
Trong đó, thù lao đại lý vẫn sẽ theo cơ chế tự thỏa thuận như cũ nhưng Bộ Tài chính dự kiến khống chế mức “trần” không được vượt quá 50% chi phí kinh doanh.
Khống chế mức trần - sàn "hoa hồng" cho đại lý xăng dầu sẽ hết tình trạng găm hàng, chờ giá |
Điều này, theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế là khá hợp lý, nhất là trong bối cảnh vừa qua có hiện tượng “loạn phí hoa hồng”. Khi giá thế giới giảm mạnh, doanh nghiệp đầu mối thay vì giảm giá bán lẻ, đã đẩy thù lao lên cao, nhằm tăng lượng hàng bán ra, chiếm thị phần.
Đáng chú ý, những doanh nghiệp nhỏ, nhập hàng ít, không tuân thủ quy định dự trữ lưu thông 30 ngày, tồn kho ít hơn đã lợi dụng thời điểm này, tăng phí hoa hồng tới 1.000 đồng/lít gây cạnh tranh không lành mạnh.
Nhưng khi giá thế giới tăng cao, những doanh nghiệp đầu mối nhỏ này gần như “biến mất” khỏi thị trường, nhập hàng cầm chừng hoặc không nhập. Việc nhập xăng dầu được cấp hạn ngạch theo năm nên những doanh nghiệp có thể tính toán trong 12 tháng, lúc thị trường thuân lợi thì nhập nhiều, lúc thị trường căng thẳng, dễ lỗ thì không nhập, đẩy phần khó “càng bán càng lỗ” cho các đơn vị còn lại.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng cho rằng, Bộ Tài chính cần quy định thêm mức thù lao tối thiểu, ví dụ như có thể bằng 30% mức chi phí kinh doanh định mức. Vì trái ngược với cảnh chạy đua tăng phí hoa hồng, thị trường xăng dầu Việt Nam còn diễn ra hiện tượng phổ biến là “ép” phí hoa hồng quá thấp, có lúc chỉ 50-100 đồng/lít khi giá thế giới căng thẳng.
Chính thực tế đó khiến cho các đại lý bán lẻ không muốn bán hàng. Nhiều chiêu trò đã được bày ra mà phổ biến nhất trong tháng 8 vừa qua là các cây xăng treo biển hết hàng, “đổ lỗi” cho đầu mối không cấp hàng. Hệ lụy là thị trường bị xáo trộn, khan hiếm xăng dầu “giả tạo”, người tiêu dùng chịu thiệt thòi.
Bộ Công Thương cho rằng, việc quy định trần - sàn thù lao đại lý sẽ có tác dụng bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, duy trì được hoạt động thường xuyên, liên tục của hệ thống phân phối để cung ứng đủ xăng dầu trong mọi tình huống.
Được biết, cả hai bộ nói trên đã thống nhất, sẽ quy định doanh nghiệp được chiết khấu mức thù lao tối đa không quá 50% và tối thiểu là 30% mức chi phí kinh doanh định mức (hiện là 600 đồng/lít).
Đáng lưu ý là để thực hiện công khai, minh bạch trong tính toán giá cơ sở, Bộ Công Thương kiến nghị cần đưa ra mức cụ thể của chi phí kinh doanh định mức và lợi nhuận định mức trước thuế của doanh nghiệp.
Ví dụ, có thể quy định điều chỉnh định mức chi phí kinh doanh là 860 đồng/lít (kg), lợi nhuận định mức là 300 đồng/lít (kg). Hoặc không đưa ra mức cụ thể như phương án trên nhưng vào tháng 1 hay quý I, Bộ Tài chính công bố con số cụ thể và đưa ra nguyên tắc, cơ sở tính toán để điều chỉnh chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức.
Thảo Lê