Ông Nguyễn Hữu Đức,ắcphụctriệtđểđầutưdàntrảiChỉưutiênvốnchodựáncầnthiếtcấpbábảng xếp hạng hạng 4 anh Thường trực Ủy ban Kinh tếcủa Quốc hội |
Giai đoạn 2016 - 2020 chỉ triển khai 9.620 dự ánđầu tưcông, giảm 50% so với giai đoạn trước. Như vậy có thể coi là đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải chưa, thưa ông?
Trong giai đoạn này, số dự án đầu tư công đã giảm một nửa so với giai đoạn trước, số vốn bố trí bình quân cho một dự án tăng khoảng 38% (khoảng 35,5 tỷ đồng/dự án) là những yếu tố vô cùng quan trọng, góp phần nâng tổng số dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả trong cả giai đoạn lên khoảng 65,4%. Nhờ những thay đổi tích cực này mà hiệu quả vốn đầu tư toàn xã hội bước đầu tăng lên, hệ số ICOR (hệ số đầu tư tăng trưởng) giảm từ 6,36 của giai đoạn 2011 - 2014, xuống còn 6,11 trong giai đoạn 2015 - 2017.
Triển khai Luật Đầu tư công và Kế hoạch đầu tư công trung hạn, lần đầu tiên có bước đổi mới mang tính đột phá trong việc thay đổi căn bản phương thức quản lý, cân đối, phân bổ nguồn lực tài chínhquốc gia dành cho đầu tư phát triển, chuyển từ cơ chế quản lý theo kế hoạch đầu tư hàng năm sang kế hoạch trung hạn gắn với kế hoạch hàng năm. Về cơ bản, các bộ, ngành, địa phương đã nhận thức rõ hơn trách nhiệm trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, từ phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án và cân đối nguồn lực, phân bổ vốn để triển khai thực hiện.
Mặc dù Nghị quyết 26/2016/QH14 của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn đã đưa ra tiêu chí cho việc rà soát lựa chọn danh mục dự án đầu tư ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020, song các tiêu chí này chưa được hướng dẫn cụ thể, nhất là lựa chọn dự án đầu tư khởi công mới, dẫn đến còn tình trạng đầu tư dàn trải, dở dang.
Cả giai đoạn chỉ hoàn thành được 65,4% số dự án, như vậy vẫn còn khoảng 1/3 số dự án không hoàn thành, phải chăng việc phê duyệt dự án đầu tư còn chưa tính đến nguồn vốn thực hiện?
Đầu tư công là một quá trình liên tục, có dự án thời gian đầu tư kéo dài 3-4 năm, nhiều dự án phải đến giữa giai đoạn hoặc cuối giai đoạn mới khởi công, nên việc chuyển tiếp sang giai đoạn sau là đương nhiên. Việc 1/3 dự án phải chuyển tiếp sang kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau cũng là bình thường, không phải là đầu tư dàn trải.
Số lượng dự án phải chuyển tiếp sang giai đoạn sau còn có nguyên nhân là do lần đầu tiên thực hiện đầu tư công trung hạn và phải thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công với nhiều quy trình mới, thủ tục phức tạp, dẫn tới các cơ quan, địa phương còn lúng túng trong triển khai thực hiện. Một số quy định trong Luật Đầu tư công còn cứng nhắc, hoặc chưa đầy đủ, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn trong công tác thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, bố trí vốn… mất rất nhiều thời gian.
Theo ông, khắc phục những hạn chế trên bằng cách nào?
Trong số 200.000 tỷ đồng vốn dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý cho Chính phủ sử dụng một phần dành cho nhiệm vụ lập, thẩm định, công bố các quy hoạch chung của quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch, bao gồm Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Khi đã có quy hoạch, các bộ, ngành, địa phương mới hình dung được đầu tư các công trình, dự án gì, đầu tư ở đâu, quy mô thế nào, nên chấm dứt được tình trạng đầu tư dàn trải, phá vỡ quy hoạch gây lãng phí nguồn lực.
Cùng với việc sớm xây dựng các loại quy hoạch chung quốc gia, về căn cơ phải sửa đổi Luật Đầu tư công. Hiện Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi đã được trình Quốc hội và sẽ được Quốc hội thảo luận vào cuối kỳ họp này có rất nhiều điểm mới, hy vọng sẽ chấm dứt được tình trạng đầu tư dàn trải và các hạn chế, tồn tại, vướng mắc phát sinh trong triển khai đầu tư công.
Phát biểu trên nghị trường, hầu hết đại biểu Quốc hội đề nghị phải sớm chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải, nhưng đồng thời đề nghị Quốc hội, Chính phủ tăng cường đầu tư vào địa phương nơi mình ứng cử. Thưa ông, nếu vẫn còn hiện tượng địa phương nào cũng mong muốn kéo dự án về tỉnh mình thì việc chống dàn trải trong đầu tư công khó có thể chấm dứt?
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương nào cũng thiếu, nên các địa phương muốn được đầu tư công trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chăm lo sức khỏe cho người dân. Đây là nhu cầu chính đáng của cử tri và đại biểu Quốc hội mong muốn đầu tư vào dự án A, công trình B tại địa phương nơi mình ứng cử không có gì sai.
Căn cứ vào nhu cầu của các bộ, ngành, địa phương, trên cơ sở cân đối với tổng nguồn vốn, Quốc hội, Chính phủ quyết định đầu tư vào công trình nào, dự án nào theo các tiêu chí cụ thể với nguyên tắc là chỉ ưu tiên vốn cho công trình, dự án cần thiết, cấp bách, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, chứ không phải cứ mong muốn là được đầu tư.
Trong kế hoạch đầu tư công, Quốc hội đã yêu cầu phải tập trung bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm, cần thiết, cấp bách làm cơ sở đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, có tính kết nối và lan tỏa vùng, miền; khai thác tối đa, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác và dứt khoát không bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vào lĩnh vực, dự án mà thành phần kinh tế khác có thể đầu tư.