【kết quả c3 châu âu】Luật Giá: Thu hẹp Danh mục bình ổn giá

luat gia thu hep danh muc binh on gia

Xăng dầu thành phẩm sẽ thuộc Danh mục hàng hóa Nhà nước định giá (Ảnh: ST).

Bình ổn khi giá cả biến động

Về Danh mục hàng hóa,ậtGiáThuhẹpDanhmụcbìnhổngiákết quả c3 châu âu dịch vụ thực hiện bình ổn giá, có ý kiến cho rằng, phạm vi hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định trong Danh mục là quá rộng, dẫn đến nhiều hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải bình ổn giá, ảnh hưởng đến quy luật cung cầu của thị trường.

Theo Ủy ban Tài chính- Ngân sách và Bộ Tài chính (cơ quan soạn thảo Luật), danh mục được lập trên cơ sở nhu cầu, tầm quan trọng, tính biến động của giá hàng hóa, dịch vụ trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, không phải mọi thời điểm đều áp dụng bình ổn đối với mọi mặt hàng có trong Danh mục.

Danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước định giá bao gồm: Hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; nhà thuộc sở hữu Nhà nước, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, tài sản Nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; điện; dịch vụ chuyển tải điện; dịch vụ đấu nối lưới điện truyền tải, phân phối điện; nước sạch; sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước; dịch vụ kết nối viễn thông; xăng, dầu thành phẩm; dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa, dịch vụ cất cánh, hạ cánh, điều hành bay đi- đến, hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay, soi chiếu an ninh, vận chuyển đường sắt trong đô thị; dịch vụ khám, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước...

Khoản 4 Điều 15 của Dự thảo Luật cũng đã quy định rõ: "Căn cứ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điều 18 của Luật này quyết định loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể cần áp dụng biện pháp bình ổn giá phù hợp trong từng thời kỳ”. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền chỉ lựa chọn hàng hóa, dịch vụ cần thiết phải bình ổn tại những thời điểm có biến động bất thường về giá.

Do đó, mặc dù Danh mục gồm nhiều hàng hóa, dịch vụ, nhưng số phải áp dụng bình ổn là rất ít. Nếu thị trường ổn định, có thể không áp dụng bình ổn với bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào, song để bảo đảm tính ổn định và bao quát của Luật thì vẫn cần thiết phải xác định Danh mục với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ.

Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của đại biểu QH, để phù hợp với điều kiện thị trường trong tình hình mới, Thường trực Ủy ban Tài chính- Ngân sách và Cơ quan soạn thảo đã loại bỏ khỏi Danh mục một số mặt hàng như sắt, thép, xi măng... Theo đó, Danh mục trong Dự thảo Luật đã được thu hẹp nhiều so với Danh mục hiện hành như: Xăng, dầu thành phẩm; điện; khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); phân đạm u-rê; thuốc thú y: vac-xin lở mồm long móng, vac-xin cúm gia cầm; muối hạt trắng; sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi…

Quy định cụ thể Danh mục hàng hóa được định giá

Về hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, Dự thảo Luật đã trình QH trước đây quy định các tiêu chí xác định hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và giao Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đóng góp đều đề nghị quy định cụ thể các tiêu chí và xác định ngay trong luật về Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách QH Phùng Quốc Hiển, việc quy định cụ thể Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá trong luật là cần thiết vì đây là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân.

Việc quy định cụ thể sẽ bảo đảm công khai, minh bạch tạo điều kiện cho quản lý và thực thi. Vì vậy, Ủy ban Tài chính- Ngân sách và Bộ Tài chính đã rà soát và thống nhất theo hướng quy định cụ thể trong luật Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Theo đó, Nhà nước chỉ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thực sự thiết yếu, phục vụ quốc kế dân sinh. Đồng thời bổ sung quy định về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ QH trong việc điều chỉnh Danh mục căn cứ vào tình hình thực tế, phù hợp với từng thời kỳ.

Tuy nhiên, theo đại diện của Bộ Công Thương, không nên quy định xăng, điện vào mặt hàng định giá mà nên đưa vào nhóm mặt hàng bình ổn giá. Lý do được đưa ra là trong cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới không có điều khoản nào không cho phép quy định định giá, còn mặt hàng xăng dầu thành phẩm đã được điều chỉnh bởi Nghị định 84/2009/NDD-CP về kinh doanh xăng, dầu theo cơ chế thị trường có giám sát quản lý của Nhà nước về giá.

Tuy nhiên, theo UB Tài chính- Ngân sách của QH, 3 yếu tố căn cứ để ban soạn thảo lựa chọn Danh mục tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá là: dùng nhiều NSNN, có tính độc quyền và có tính thiết yếu phục vụ quốc kế dân sinh.

Trước một số vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau nêu trên, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét để có được “tiếng nói chung” trước khi chính thức trình QH xem xét thông qua vào tháng 5 tới đây.

Minh Anh