【bảng xếp hạng nhật 2】TP.HCM: Hai kịch bản ứng phó tình trạng mất việc do Covid
Trong 6 tháng đầu năm 2020,ịchbảnứngphótìnhtrạngmấtviệbảng xếp hạng nhật 2 địa bàn TP.HCM đã có hơn 327.000 lao động bị thôi việc (ảnh: Trọng Tín) |
Sáng 10/7, kỳ họp thứ 20 HĐND TP.HCM khóa IX đã bước vào phiên chất vấn lãnh đạo các Sở, ngành về tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2020.
Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong 6 tháng đầu năm 2020, địa bàn TP.HCM đã có hơn 327.000 lao động bị thôi việc, tình trạng mất việc làm đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người lao động.
Để giảm bớt những khó khăn cho người lao động, ông Tấn cho biết, Sở đã làm việc và khuyến khích các doanh nghiệpđưa ra những chính sách hỗ trợ có lợi cho người lao động bị thôi việc. Đồng thời, doanh nghiệp phải đảm bảo công việc cho những người lao động lớn tuổi, mang thai, có con nhỏ gặp khó khăn.
Sở cũng đã giới thiệu người lao động bị thôi việc vào công ty khác cùng ngành. “Từ đầu tháng 7, đã có 3.000 công nhân của Công ty PouYuen ở quận Bình Tân bị ngừng việc, trong đó có khoảng 800 người lao động có nguyện vọng ở lại Thành phố làm việc. Sở đã tìm kiếm doanh nghiệp có cùng ngành sản xuất để giới thiệu số công nhân này chuyển sang làm việc”, ông Tấn nói và cho biết thêm, Sở đã liên hệ với 8 doanh nghiệp tại quận Gò Vấp để nhận hơn 2.000 công nhân của Công ty Huê Phong bị cắt giảm.
Để ngăn chặn tình trạng mất việc của người lao động, ông Tấn cho biết, Sở đã đưa ra hai kịch bản tham mưu cho UBND Thành phố phương án ngăn chặn tình trạng lao động mất việc, hỗ trợ người lao động trong 6 tháng cuối năm 2020.
Thứ nhất: Nếu Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh sẽ tạo điều kiện cho cơ sở gia tăng hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút lao động, hạn chế lao động ngừng việc, mất việc. Tuy nhiên, ngành dịch vụ, du lịch, ngành công nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng do xuất nhập khẩu gián đoạn. Theo dự tính thì có khoảng 4.400 doanh nghiệp tại TP.HCM bị ảnh hưởng với khoảng 100.000 - 120.000 lao động bị ngừng việc, thôi việc.
Thứ hai: Nếu dịch bệnh diễn biến xấu, sẽ có gần 5.000 doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, dệt may, giày da, chế biến gỗ, thực phẩm... bị ảnh hưởng, kéo theo đó có khoảng 160.000 - 180.000 lao động mất việc.
Vì vậy, Để đảm bảo quyền lợi người lao động, Sở đã thành lập các tổ công tác trực tiếp làm việc, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo chính sách với người lao động đúng pháp luật.
“Các doanh nghiệp nếu cho công nhân thôi việc phải thông báo trước 45 ngày và đảm bảo lương tối thiểu theo quy định”, ông Tấn nhấn mạnh.