【nhận định bong đa】Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu?

Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng (ảnh minh họa). Ảnh: Bảo Phước 

Thuốc lá nung nóng có an toàn?

Tại hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá diễn ra tháng 10 vừa qua, ThS. Nguyễn Thị Thu Hương, đại diện Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế nhận định, TLNN không phải là sản phẩm giảm hại, như cách ngành công nghiệp thuốc lá đang quảng bá. TLNN hoạt động theo cơ chế nung nóng lá thuốc đến nhiệt độ cao để giải phóng nicotine và tạo ra khói, nhưng không đốt cháy như thuốc lá điếu. Điều này dẫn đến một số hiểu lầm rằng, TLNN là sản phẩm an toàn hơn, ít độc hại hơn, có thể giúp người dùng giảm thiểu tác hại so với thuốc lá điếu.

Theo các nghiên cứu được WHO công bố, khói TLNN vẫn chứa nhiều hóa chất độc hại. Những chất này gồm formaldehyde, acetone, acrolein, cùng nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, hydrocacbon thơm đa vòng, và nitrosamine đặc trưng của thuốc lá. Những hóa chất này có thể gây ung thư và tổn thương phổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, hệ tim mạch và hệ thần kinh. Đặc biệt, chất nicotine trong TLNN gây nghiện và làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển não bộ của trẻ em và thanh, thiếu niên. Các chất độc hại khác trong TLNN cũng có nguy cơ gây tổn thương phổi cấp tính, làm suy giảm chức năng phổi và có thể dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu sử dụng lâu dài.

ThS. Thu Hương cũng nhấn mạnh, các sản phẩm TLNN đang khiến nhiều người lầm tưởng đây là biện pháp an toàn, dẫn đến việc tăng tỷ lệ sử dụng, đặc biệt ở giới trẻ. Cụ thể, ở nhóm tuổi từ 15 đến 24, tỷ lệ sử dụng TLNN cao hơn hẳn so với các nhóm tuổi khác, và nguy cơ này tăng lên ở nhóm người sử dụng đồng thời cả thuốc lá điếu và TLNN. Thực tế từ Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy, khoảng 70% người sử dụng TLNN ở Nhật và đến 96% ở Hàn Quốc vẫn hút thuốc lá điếu cùng lúc, chứng minh rằng TLNN không giúp người dùng cai thuốc, mà còn làm tăng nguy cơ sử dụng nhiều loại thuốc lá cùng lúc.

Cần ngăn chặn thuốc lá nung nóng

Việc sử dụng TLNN còn gây ra những hệ lụy đáng lo ngại về môi trường và kinh tế. Mỗi năm, hàng ngàn tấn chất thải độc hại từ sản phẩm TLNN như formaldehyde, nicotine và các mẩu thuốc lá bị thải ra môi trường. Việc trồng cây thuốc lá để phục vụ nhu cầu của ngành công nghiệp thuốc lá cũng dẫn đến sự tàn phá rừng và ô nhiễm môi trường. Về mặt kinh tế, sử dụng TLNN gây ra tổn thất không nhỏ đối với quốc gia. Theo ThS. Thu Hương, Việt Nam mỗi năm phải chi trả hàng tỷ đồng cho việc điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá, bao gồm cả các bệnh liên quan đến TLNN. Những chi phí y tế khổng lồ này đang tạo áp lực lớn lên hệ thống y tế quốc gia, đồng thời làm giảm năng suất lao động do người bệnh phải nghỉ làm và điều trị lâu dài.

Trước những tác hại nghiêm trọng của TLNN, các chuyên gia y tế đề xuất một số biện pháp nhằm ngăn chặn sự lan rộng của TLNN tại Việt Nam, như: Đẩy mạnh các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của TLNN; tăng thuế và kiểm soát nghiêm ngặt quảng cáo TLNN trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook là cần thiết để giảm thiểu sự tiếp cận của giới trẻ. Thêm vào đó, chính quyền cần đẩy mạnh việc thực hiện quy định cấm sử dụng TLNN tại các địa điểm công cộng như cơ sở y tế, trường học, khu vực công sở. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã đề xuất lệnh cấm nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh TLNN tại Việt Nam. Lệnh cấm này sẽ giúp giảm thiểu tác động của TLNN đến sức khỏe và ngăn chặn nguy cơ tăng cường sự lệ thuộc vào thuốc lá trong cộng đồng.