Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ luôn được nhiều doanh nghiệp quan tâm tại các hội chợ,ànhcôngnghiệphỗtrợViệtNamĐíchđếncủanhàđầutưThánhan dinh na uy triển lãm |
Theo ông Manopchai Vongphakdi - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam, từ khi trở thành thành viên ASEAN, Việt Nam và Thái Lan đã đạt nhiều kết quả khả quan trong quan hệ thương mại và đầu tư. Gần đây, DN Thái Lan đang hướng đến thị trường Việt Nam như điểm đầu tư hấp dẫn trong khu vực.
“Đến nay, đã có 2.000 doanh nghiệp Thái Lan bày tỏ ý định muốn đầu tư và đăng ký với Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam. Nhiều DN vừa và nhỏ cũng đang phát triển kinh doanh tại Việt Nam”, Đại sứ Manopchai Vongphakdi nhấn mạnh.
Đặc biệt, ngành CNHT của Việt Nam đang dành được mối quan tâm lớn từ các nhà đầu tư Thái Lan. Tính riêng 2 tháng đầu năm 2016, DN Thái Lan đã đầu tư 7,88 tỷ USD - đứng thứ 11/112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất và chế biến với 220 doanh nghiệp liên doanh, giá trị đầu tư gần 7 tỷ USD, chiếm 47% trong tổng số các dự án đầu tư và 88% tổng giá trị đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam.
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Viroj Sirithanasart - Chủ tịch Hiệp hội Khuôn mẫu và khuôn đúc Thái Lan (TDIA) - cho hay, cùng với việc ra đời AEC, Thái Lan đang có cơ hội rất lớn trong việc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam và ngược lại, Việt Nam cũng đứng trước cơ hội thu hút đầu tư lớn. Khi hợp tác với DN Việt Nam, đối tác Thái Lan có thể tận dụng những lợi thế của Việt Nam như nguồn nhân lực dồi dào, sẵn sàng tiếp nhận những kiến thức mới. Bên cạnh đó, việc DN Nhật Bản đang mạnh tay đầu tư vào thị trường Việt Nam cũng là điểm thuận lợi để nhà đầu tư Thái thúc đẩy đầu tư vào thị trường này.
Ông Viroj Sirithanasart cho biết thêm, trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, DN Thái Lan đang đánh giá các nhà đầu tư Nhật Bản như đối thủ, đồng thời cũng là khách hàng lớn và rất tiềm năng. Hiện nay, nguồn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam và Thái Lan chiếm tỷ lệ rất lớn so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, đối với việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, để đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật rất cao từ phía Nhật Bản không dễ.
Ông Manopchai Vongphakdi nhận định: Nếu Việt Nam không nhạy bén trong việc tận dụng cơ hội hợp tác từ FTA, nhà đầu tư Nhật Bản rất có thể quay lưng lại với thị trường Việt Nam, thay vào đó, họ sẽ mua linh, phụ kiện từ các nước khác. Do vậy, DN Việt Nam cần có những bước đột phá, liên kết để phù hợp với xu thế phát triển, chứ không thể chỉ tiến từng bước nhỏ như hiện nay. “Hơn thế nữa, trong lĩnh vực khuôn mẫu, khuôn đúc và các sản phẩm CNHT thường phải đòi hỏi tiêu chuẩn và độ chính xác cao. Nếu Việt Nam muốn gia tăng tính cạnh tranh trong khu vực, phải dứt khoát trong việc sử dụng thiết bị công nghệ cao. Những máy móc có giá thành rẻ đôi khi lại có chỉ số kỹ thuật không đạt được mức tiêu chuẩn, mà đây là điều kiện tiên quyết cho sản phẩm CNHT”, ông Viroj Sirithanasart chia sẻ.
Đồng tình với quan điểm này, ông Duangdej Yuaikwarmdee - Phó Giám đốc điều hành kiêm Tổng giám đốc Công ty Reed Tradex tại Việt Nam - cho rằng, Việt Nam nên dành ưu đãi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp điện tử; quan tâm hơn nữa đến việc sản xuất và chế tạo phụ kiện. Bên cạnh đó, thúc đẩy thương mại cả trong công và tư để thu hút DN quy mô lớn nói chung, DN Thái Lan nói riêng đầu tư vào Việt Nam.
2 tháng đầu năm 2016, DN Thái Lan đã đầu tư 7,88 tỷ USD vào Việt Nam, trong đó, chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất và chế biến. |