Những ngày gần đây,ỗtrợsinhkếchongườikhuyếttậtrận đấu ulsan hyundai gia đình người khuyết tật, người già neo đơn trên địa bàn huyện Phụng Hiệp và huyện Vị Thủy phấn khởi khi được hỗ trợ con giống, phương tiện sinh kế từ chương trình hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật, người già neo đơn.
Ông Lê Văn Ngỗng (bìa trái) vui mừng khi được hỗ trợ phương tiện sinh kế.
Là một trong những hộ dân được hỗ trợ con giống từ chương trình, chị Lê Thị Bích Trâm, ở ấp Phương Hòa, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, hết sức phấn khởi khi được hỗ trợ 2 con heo. Chị Trâm chia sẻ: “Gia đình tôi thuộc hộ nghèo, cuộc sống hết sức khó khăn. Trong khi đó, người con thứ ba của tôi là Nguyễn Duy Linh bị khuyết tật, do đó, mọi chuyện trong nhà đều do một tay chồng tôi lo liệu, bởi tôi phải chăm thằng Linh, có làm được gì đâu”. Duy Linh bị khuyết tật bẩm sinh, do đó, suốt 11 năm nay, mọi sinh hoạt cá nhân cũng như chuyện ăn uống, tắm rửa của Duy Linh đều do một tay chị lo liệu. Theo chị Trâm, nếu Duy Linh không bị khuyết tật, chị có thể cùng chồng đi làm thuê làm mướn, đằng này chỉ có mình chồng chị đi làm kiếm tiền, trong khi Duy Linh lại nay ốm mai đau, cuộc sống càng thêm túng quẫn. “Tôi chỉ quanh quẩn ở nhà, có làm gì ra tiền đâu. Nhiều lúc cũng muốn chăn nuôi thêm con này, con kia để có thêm thu nhập, chia sẻ gánh nặng kinh tế cùng chồng. Tuy nhiên, đồng lương ít ỏi của chồng còn chưa đủ lo cơm gạo hàng ngày thì nói chi đến mua con giống để chăn nuôi. Chính vì vậy, khi được hỗ trợ heo giống trong đợt này, tôi mừng rơi nước mắt”, chị Trâm trải lòng.
Cũng được hỗ trợ phương tiện sinh kế trong đợt này, ông Lê Văn Ngỗng, ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, vui mừng không sao tả xiết. Cầm mấy tay lưới mới toanh vừa mới được trao tặng, ông Ngỗng hồ hởi: “Mừng lắm cháu ơi, nào là được tặng 2 tay lưới mới, còn có thêm xuồng, máy nữa. Từ trước đến giờ, chưa lần nào chú được hỗ trợ nhiều đến vậy, dù tật nguyền nhưng chú sẽ cố gắng hơn nữa để lo cho cuộc sống, tránh làm gánh nặng cho Nhà nước”. Ông Ngỗng bị khuyết tật cả hai chân do tai nạn bom mìn, gặp rất nhiều khó khăn trong việc lao động và đi lại. Do không có vợ con đỡ đần nên ông sống rất khó khăn với nguồn thu nhập bấp bênh từ việc giăng lưới. Nay được hỗ trợ, ông rất phấn khởi trước sự quan tâm dành cho người yếu thế như ông.
Không chỉ ở huyện Phụng Hiệp, 19 gia đình người khuyết tật, người già neo đơn huyện Vị Thủy cũng được hưởng lợi từ chương trình. Anh Phan Văn Sóc Nhỏ, người khuyết tật ở ấp 12, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Mỗi ngày tôi đi bán vé số, vợ tôi thì làm mướn, nay được hỗ trợ 2 con heo để nuôi. Từ đây, gia đình tôi sẽ có thêm nguồn thu nhập. Tôi hy vọng, gia đình tôi sẽ có cuộc sống tốt hơn”.
Xác định mục tiêu chỉ hỗ trợ người khuyết tật, người già neo đơn “cần câu” chứ không phải “con cá”, vì thế, cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, Hội Chữ thập đỏ tỉnh cũng đã phối hợp với Quỹ Thiện tâm - Tập đoàn Vingroup thực hiện chương trình hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật, người già neo đơn, nhằm tạo điều kiện, giúp mọi người vươn lên ổn định cuộc sống. Ngoài ra, chương trình còn góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức của cộng đồng trong việc giúp đỡ, động viên người khuyết tật, người già neo đơn. Bà Từ Thị Cẩm Thơ, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, cho rằng: “Nếu tặng người khuyết tật, người già neo đơn một khoản tiền hay phần quà thì chỉ có thể giải quyết nhu cầu trước mắt cho họ. Vì lẽ đó, giúp họ có công việc phù hợp với khả năng sẽ là “chìa khóa” giải quyết vấn đề việc làm, đồng thời tạo nguồn sinh kế bền vững, lâu dài, giúp họ nâng cao chất lượng đời sống”.
Chương trình hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật, người già neo đơn được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, giúp mọi người có thêm nguồn thu nhập, vượt qua mặc cảm, khó khăn để vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Trong năm 2017, chương trình hỗ trợ cho huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp, Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh và Trung tâm Công tác xã hội tỉnh, tổng kinh phí trên 510 triệu đồng. Đây là một trong những giải pháp giúp người yếu thế cải thiện cuộc sống. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU