Xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu đường cát qua biên giới | |
Bắt đối tượng trong đường dây buôn lậu ngà voi,ảnlýthịtrườngCôngantấncôngcácđườngdâybuônlậpachuca – toluca vảy tê tê trị giá 300 tỷ đồng | |
Buôn lậu cả trăm tấn đường, 5 bị cáo hầu tòa |
Lực lượng QLTT và Công an phối hợp kiểm tra kho chứa hơn 20 tấn nước hoa, mỹ phẩm giả trong tháng 7/2022. Ảnh: S.T |
Thay đổi phương thức hoạt động
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Trần Hữu Linh, sau khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, hoạt động buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả gia tăng trở lại. Điều đáng nói, một lượng lớn hàng hóa tồn, trữ trong các kho từ năm 2021 gồm nhiểu loại hàng hóa đã hết hạn sử dụng, sắp hết hạn sử dụng, các đối tượng tẩy xóa “hô biến” để đưa trở lại lưu thông ngoài thị trường. Các hoạt động vận chuyển trái phép hàng hóa, hàng giả theo phương thức “truyền thống” trên tuyến biên giới phía Bắc như mang, vác nhỏ lẻ qua đường mòn, lối mở, trao đổi cư dân biên giới giảm mạnh. Tuy nhiên, các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại chuyển sang hoạt động công khai, luồn lách để trốn tránh sự tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng. Các lực lượng chức năng đang phải đối mặt với thách thức không nhỏ khi các đối tượng lợi dụng việc thành lập, quản lý doanh nghiệp, ký kết các hợp đồng thương mại thông thoáng… để gian lận thương mại với quy mô lớn.
Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường: “Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cần tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện, bổ sung. Kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với lực lượng QLTT rà soát các đối tượng kinh doanh hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội và các dịch vụ chuyển phát nhanh, vận chuyển hàng hóa”. |
“Qua công tác đấu tranh, lực lượng QLTT nhận thấy xuất hiện các đối tượng thuê người đứng tên thành lập doanh nghiệp, ký hợp đồng, chứng từ hàng hóa... để đối phó “trực diện” với lực lượng chức năng. Chính vì vậy, để đấu tranh, đòi hỏi các lực lượng chức năng tăng cường công tác nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát. Đơn cử như tại TP Hồ Chí Minh, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý 20 container chứa hơn 40 tấn quần áo đã qua sử dụng”, ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh.
Liên quan đến công tác đấu tranh với các hành vi vi phạm qua hoạt động thương mại điện tử, thời điểm bùng phát dịch Covid-19, do việc hạn chế tiếp xúc nên hoạt động này có xu hướng ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Theo ông Trần Hữu Linh, hiện nay, các tổ chức, cá nhân lợi dụng thương mại điện tử, với nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau. Cụ thể, rao bán quảng cáo, đăng tải thông tin, khuyến mại trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo, Tiktok…), hầu hết hàng hóa được rao bán xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng kém chất lượng. Hàng hóa vi phạm khá đa dạng như thiết bị, vật tư y tế, dược liệu, thực phẩm đông lạnh, hàng điện tử đã qua sử dụng, thuốc lá, đường cát…
Điển hình là tháng 5/2022, lực lượng QLTT và Công an Thanh Hóa đã phối hợp phá 4 kho chứa hàng. Qua khám xét, hàng hóa chủ yếu là chăn ga, gối đệm, quần áo… được các đối tượng rao bán trên mạng xã hội. Tương tự gần đây nhất, lực lượng QLTT và Công an Bắc Ninh đã phối hợp kiểm tra, thu giữ hơn 20 tấn nước hoa và mỹ phẩm, với gần 80.000 sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng (Dior, Chanel…) được rao bán trên mạng xã hội. Tuy nhiên, qua xác nhận của chủ sở hữu quyền, toàn bộ số hàng hóa trên đều là hàng giả.
Đồng tình với ý kiến trên, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) Vũ Như Hà cho biết, qua công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các đối tượng chuyển đổi từ phương thức thủ công sang công khai, hoạt động có tổ chức, doanh nghiệp mạo danh để vận chuyển hàng hóa qua các đường chính ngạch, thay vì tiểu ngạch, đường mòn lối mở. Hiện nay các mặt hàng vi phạm mà các đối tượng tập trung buôn bán, vận chuyển trái phép chủ yếu là hàng hóa có biến động lớn ngoài thị trường trong và ngoài nước như xăng dầu, đường cát, khoáng sản. Gian lận thương mại thông qua lợi dụng thương mại điện tử là xu hướng tất yếu, cùng với sự phát triển của nền kinh tế số. Chính vì vậy, lực lượng chức năng phải nhận diện, đối mặt với hình thức gian lận này.
Phối hợp triệt phá các đường dây
Ông Vũ Như Hà cũng dự báo, theo quy luật, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa vào dịp cuối năm tăng cao kéo theo hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ gia tăng. Mặt khác, khi tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, hoạt động vận chuyển hàng hóa qua tuyến hàng không tăng vọt và hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được dự báo còn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp. Bên cạnh đó, các hoạt động mua bán trên không gian mạng, các lực lượng không chỉ đấu tranh với các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng mà cần quan tâm đến các hành vi vi phạm khác như lừa đảo, trốn thuế.
Tới đây, các lực lượng chức năng cùng với Bộ Công an cần tập trung đấu tranh vào các đường dây buôn lậu lớn nhằm ngăn chặn, xử lý triệt để các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Còn đối với lực lượng QLTT, theo ông Trần Hữu Linh, tới đây, lực lượng QLTT tiếp tục giám sát mặt hàng xăng dầu, đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu cho người dân. Đồng thời, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, nắm bắt tình hình tại các địa bàn nổi cộm, địa bàn trọng điểm (đường cát, phân bón, xăng dầu), đặc biệt là các mặt hàng giả được rao bán trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội; phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.