Với chính sách tạo lập,âydựngthươnghiệuTretrúcXuânLaiGiảiphápnângcaogiátrịsảnphẩtip bóng đá 365 quản lý và phát triển thị trường và khai thác thương mại hợp lý, sản phẩm bàn ghế, nội thất bằng mây tre ở thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã nhận được sự yêu thích, ưa chuộng của người tiêu dùng.
Làng nghề tre trúc Xuân Lai với sản phẩm tre hun khói độc đáo
Xuân Lai – hướng đi mới để phát huy làng nghề truyền thống
Từ những năm 1985 – 1990 trở về trước, sản phẩm của làng nghề Xuân Lai bị mai một dần do mẫu mã sản phẩm không đa dạng, người dân trong làng không còn tha thiết với nghề. Người dân trong làng thay vì duy trì làng nghề thủ công đều tập trung vào chăn nuôi, trồng trọt để thu nhập kiếm sống.
Trước những nguy cơ làng nghề bị mất dần đi trong nếp sống và sinh hoạt của người dân xã Xuân Lai, những người có tâm huyết với nghề thủ công đã tìm hướng đi mới cho sản phẩm và làng nghề. Với những nỗ lực và cố gắn không ngừng, làng nghề Xuân Lai đã có những dấu hiệu khởi sắc trở lại. Các hộ gia đình trong xã đã đổi mới quy trình kỹ thuật sản xuất, tập trung vào chất lượng và mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Từ khi “hiện đại hóa” làng nghề đến nay, xã Xuân Lai mỗi ngày sản xuất hàng nghìn sản phẩm ra thị trường, trong đó nhiều nhất là sản phẩm cần câu trúc, bàn ghế, giường tủ làm từ tre hun khói với chất lượng cao và mẫu mã đẹp, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
Năm 2014, UBND tỉnh ra quyết định chính thức công nhận Xuân Lai là làng nghề truyền thống của địa phương. Cuối năm 2016, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công bố nghề thủ công tre, trúc của xã Xuân Lai là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đây là động lực lớn để địa phương tiếp tục phát triển nghề, đưa thương hiệu tre, trúc Xuân Lai vươn xa hơn.
Hiện tại, thôn Xuân Lai có 255 hộ làm nghề tre trúc, 45 hộ chuyên sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ chất lượng cao với khoảng 540 lao động thường xuyên có việc làm, bình quân thu nhập từ 3,5 - 4 triệu đồng/tháng. Tổng giá trị sản xuất từ nghề mây tre đan ước đạt 30-40 tỷ đồng/năm. Trong quá trình phát triển, các hộ làng nghề từng bước mở rộng quy mô nhà xưởng, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm, tạo được uy tín và khẳng định thương hiệu trên thị trường, chú trọng các điều kiện về vệ sinh môi trường. Một số sản phẩm nổi bật của làng nghề truyền thống Xuân Lai hiện nay có thể kể đến như: tranh tre, bàn, ghế,xích đu, giường, tủ kệ sách báo, khung nhà bằng tre…