Thụ động tham gia chuỗi
Tại hội thảo “APEC thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dệt may” tổ chức ngày 29-3,ệpdệtmayítkýđượchợpđồngtrựctiếbảng xếp hạng bóng đá armenia nhiều ý kiến nêu ra cùng chung một quan điểm, dệt may Việt Nam xuất khẩu tăng nhanh nhưng giá trị mang về còn thấp.
Bà Nguyễn Hương Trà, chuyên gia nghiên tư vấn độc lập về doanh nghiêp nhỏ và vừa Việt Nam đánh giá, dệt may là ngành đóng góp quan trọng vào nền kinh tế khi là ngành xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau điện thoại các loại và linh kiện). Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp dệt may mới chỉ tham gia vào khâu sản xuất mang lại giá trị gia tăng thấp (hay còn gọi là gia công- PV).
“Chỉ có một số ít doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc có thể ký hợp đồng trực tiếp với đối tác, còn lại hầu hết đều qua trung gian”, bà Trà nói.
Hơn nữa, dù xuất khẩu nhiều nhưng ngành dệt may Việt Nam còn phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu nên giá trị mang lại cho ngành còn thấp.
Đồng tình với quan điểm này, bà Phạm Quỳnh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho hay, ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may trong nước nếu thị trường này có những biến động bất lợi.
Chính bởi mới chỉ tham gia vào công đoạn dễ nhất là gia công nên theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú việc ngành dệt may tham gia chuỗi cung ứng vẫn đang dừng lại ở mức bị động, chưa hướng đến nhu cầu của thị trường để tìm cách đáp ứng nhu cầu. Ngay cả bản thân các doanh nghiệp sản xuất hàng gia công cũng rất thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường.
Trong khi đó, muốn phát triển và vươn ra các thị trường khu vực, quốc tế thì điều thiết yếu của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa là phải tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Do vậy, việc định vị được vị trí của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu là điều mà các doanh nghiệp dệt may phải hướng đến nếu không muốn chỉ dừng ở công đoạn gia công, lấy công làm lãi.
Tìm ngách đi
Dẫn ra 2 ví dụ điển hình trong quá trình nghiên cứu của mình là Công ty TNHH May TBT (Hải Dương) và thương hiệu Bianco Levrin- thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam, bà Trà cho rằng, doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn có ngách để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Đơn cử như vào thời điểm Công ty TNHH May TBT thành lập (năm 2007), hầu hết các doanh nghiệp dệt may đều đang tham gia vào phương thức gia công (CMT) nhưng TBT lại chọn cho mình con đường khác là bắt đầu từ ODM (tự thiết kế, sản xuất). Lãnh đạo công ty này cho biết, nếu chỉ dừng ở CMT thì giá tri gia tăng thu về rất hạn chế. Đến nay, doanh nghiệp đã tham gia được các phân đoạn khác nhau của chuỗi giá trị dệt may.
Với thương hiệu Bianco Levrin, sự thành công là nhờ tập trung vào xây dựng thương hiệu đồ may mặc. Bà Trà cho biết, thương hiệu này được thành lập năm 2008 do 2 nhà thiết kế thời trang thành lập. Trong quá trình phân tích thị trường nước ngoài, 2 nhà thiết kế này đã tìm ra thị trường ngách cho mình là hàng may mặc, đồ thời trang hướng tới phân khúc người tiêu dùng hạng trung và cao cấp.
Bianco Levrin có lợi thế cạnh tranh là thiết kế (quần áo kèm phụ kiện) với chất liệu truyền thống. Nhờ có hướng đi riêng mà thương hiệu Bianco Levrin đã thành công.
Như vậy, để thâm nhập được thị trường, doanh nghiệp cần có chiến lược, có sự am hiểu thị trường. Ngoài việc tìm ra thị trường ngách để đi, bà Trà còn khuyến cáo, các doanh nghiệp cần kết hợp với nhau, kết hợp với các doanh nghiệp lớn như ký hợp đồng thiết kế, sản xuất gia công cho doanh nghiệp lớn để học hỏi kinh nghiệm cũng như năng lực lao động của doanh nghiệp này.
“Hiện Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, cơ quan nhà nước cần phải phân tích được đâu là thuận lợi, cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiệp hội cần chia sẻ thông tin cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi những doanh nghiêp này nguồn kinh phí còn hạn chế chưa tự tiến hành điều tra giống như các doanh nghiệp lớn để có được nguồn dữ liệu tốt”, bà Trà khuyến nghị.