Xúc tiến thương mại xuất khẩu đối diện một loạt thách thức | |
Mở "Gian hàng quốc gia Việt Nam" trực tuyến | |
Ưu tiên xúc tiến xuất khẩu qua thương mại điện tử |
Toàn cảnh diễn đàn tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: Khắc Kiên |
Phát biểu tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2021 (VOMF 2021) do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức ngày 15/12/2021, bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thuật ngữ về thương mại điện tử, online marketting vô cùng phổ biến.
Theo báo cáo Google và Temasek, từ đầu dịch Covid-19 tới giữa năm 2021, số người tiêu dùng trực tuyến tại Việt Nam đã tăng hơn 8 triệu người. Con số này cho thấy sự chuyển biến về hành vi tiêu dùng của người dân.
Phát biểu tại VOMF 2021, không ít chuyên gia, doanh nghiệp đều chung khẳng định, bối cảnh “bình thường mới” đòi hỏi các doanh nghiệp áp dụng những chiến lược mới để tồn tại, phát triển. Lúc này, doanh nghiệp cần khai thác tối đa những lợi ích từ online marketing để tăng khách hàng, tăng doanh thu trong thời gian ngắn nhất...
Tập trung phân tích sâu vào chủ đề “Marketing Automation trong bán lẻ và giải pháp cho doanh nghiệp”, bà Trần Thị Thùy Dương, Trưởng phòng Tiếp thị Kỹ thuật số, Công ty CP Công nghệ Sapo cho biết, đây là nền tảng công nghệ giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường hiệu quả trên hàng loạt các kênh online như: Facebook, Instagram, Lazada, Shopee, Zalo, SMS… một cách hoàn toàn tự động.
Qua đó, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch cho các chiến dịch, xây dựng nhiều nội dung khác nhau phù hợp với từng phân khúc khách hàng, giúp tăng lợi nhuận. Các quá trình huy động vốn phải thực hiện thủ công trở nên tự động, hiệu quả và kết hợp ăn ý với nhau hơn.
Theo bà Trần Thị Thùy Dương, bán lẻ của Việt Nam theo phương thức truyền thống tập trung vào sản phẩm với mô hình chuỗi cung ứng mua rẻ, bán đắt, tối ưu hóa các khâu giữa, trải nghiệm tại cửa hàng.
Tuy nhiên, bán lẻ kỹ thuật số lại tập trung vào trải nghiệm khách hàng với mô hình chuỗi giá trị số thu thập dữ liệu (khách hàng, sản phẩm, địa điểm…), biến dữ liệu thành hiểu biết, biến hiểu biết thành hành động, tạo ra trải nghiệm số cả hành trình khách hàng.
“Dịch vụ bán lẻ nên sử dụng marketing automation bởi tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn lực, rút ngắn thời gian xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tiếp cận theo mức độ ưu tiên, mang lại trải nghiệm nhất quán, cá nhân hóa cho khách hàng”, bà Thuỳ Dương đưa ra lời khuyên.