Như báo Thanh Niên đã đưa tin,ậptrậnMỹkết quả kobe từ hôm 7/3, lực lượng Hàn Quốc và Mỹ khởi động đợt tập trận thường niên bao gồm 2 cuộc diễn tập song song mang tên Key Resolve (Giải pháp Then chốt) và Foal Eagle (Đại bàng Non), bấp chấp sự chỉ trích gay gắt và tuyên bố sẽ “tấn công phủ đầu” bằng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Hai cuộc tập trận này sẽ lần lượt kết thúc vào các ngày 18/3 và 30/4.
Với quy mô được đánh giá lớn nhất từ trước tới nay, cuộc tập trận năm nay quy tụ hơn 300.000 binh sĩ Hàn Quốc, 15.000 binh sĩ Mỹcùng hàng loạt khí tài hiện đại. Điểm đáng chú ý là trong cuộc tập trận Key Resolve, quân đội hai nước sẽ tiến hành Kế hoạch tác chiến 5015 (OPLAN 5015) với kịch bản triển khai giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt và đánh phủ đầu Triều Tiên.
Không chỉ vậy, binh lính hai nước được cho là đã đưa một tình huống giả định mới vào huấn luyện: "Nhiệm vụ chặt đầu" đối với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Đây là phương án các nhà hoạch định thường có xu hướng xem xét, nhưng hầu như không bao giờ sử dụng. Tuy nhiên, Quân đội Mỹ và Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng không chính thức xác nhận nó nằm trong cuộc tập trận trên.
"Nhiệm vụ chặt đầu" là cách truyền thông Hàn Quốc và Triều Tiên gọi cuộc tấn công để loại bỏ lãnh đạo cao nhất hoặc đội ngũ lãnh đạo của địch, trong nỗ lực phá vỡ hoặc diệt trừ đầu não địch ngay khi khủng hoảng nổ ra hoặc sắp xảy ra. Giới quân sự còn gọi đây là hoạt động "chặt đầu rắn", báo VnExpress phân tích. Biện pháp này được coi là đặc biệt hiệu quả đối với đối thủ có quyền lực tập trung chủ yếu vào nhóm nhỏ trung ương hoặc một nhà lãnh đạo, mà Triều Tiên là một ví dụ điển hình.
Ngoài ra, Hàn Quốc và Mỹ cũng khởi động cuộc tập trận đổ bộ chung diễn ra 2 năm/lần mang tên Ssangyong, có sự tham gia của hơn 5.000 lính Hàn Quốc và khoảng 12.200 binh sĩ Mỹ. Theo CFC, đây cũng sẽ là lần đầu tiên 2 tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard và USS Boxer của Mỹ tham gia tập trận chung với Hàn Quốc.
Tờ Công Lýnhận định, thực tế những cuộc tập trận chung thường niên giữa Mỹ và Hàn Quốc thường làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 2016, tình hình Triều Tiên đặc biệt bất ổn, có thời điểm tưởng chừng tất cả mọi nỗ lực nhằm duy trì “mối hòa khí xã giao” giữa hai miền sẽ hoàn toàn vô tác dụng.
Ngày 3/3, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua biện pháp trừng phạt mới nhằm gây sức ép lên Triều Tiên sau tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch và phóng vệ tinh vào quỹ đạo (mà Hàn Quốc cho là tên lửa tầm xa) thời gian gần đây. Đáp trả, cùng ngày 3/3, Triều Tiên phóng một số tên lửa tầm ngắn ra vùng biển ngoài khơi phía Đông nước này.
Ngay ngày hôm sau, 4/3, Chủ tịch Kim đã hạ lệnh yêu cầu đặt toàn bộ vũ khí hạt nhân trong tình trạng báo động hoàn toàn và có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Thậm chí theo tin tức trên VTV, hôm 9/3, Triều Tiên đã tuyên bố rằng, các đầu đạn hạt nhân đã được chuẩn hóa để gắn vừa vào tên lửa đạn đạo nhờ việc thu nhỏ chúng.
Quang Minh (T/h)
Cãi nhau với bố, chồng nổi cơn 'cuồng điên' chém vợ dã man