【kqbd phap 2】Phối hợp đẩy lùi buôn lậu

Tại Hội nghị giao ban công tác quản lý thị trường 19 tỉnh phía Nam mới đây,ốihợpđẩylibunlậkqbd phap 2 đại diện các đơn vị đi sâu phân tích nhiều vấn đề nổi cộm xoay quanh tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ và an toàn thực phẩm.

Sự phối hợp trong quản lý thị trường của các tỉnh đã đem lại nhiều hiệu quả trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Còn nhiều vi phạm

Đại diện Chi cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang cho biết tỉnh này có đường biên giới chung với nước bạn Campuchia dài gần 100km. Trong đó, có khoảng 13km biên giới trên sông tiếp giáp 2 tỉnh KanDal và Tà Keo, Vương quốc Campuchia. Với địa hình có nhiều sông, rạch, đường mòn, lối mở và bến đò ngang thông qua biên giới là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng lợi dụng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa. Gần đây, hoạt động buôn lậu chuyển sang hình thức nhỏ lẻ, ngụy trang, cất giấu hàng hóa rất tinh vi, số lượng vận chuyển vừa phải nên khi bắt giữ chưa đủ yếu tố để khởi tố. Ngoài ra, các đối tượng tổ chức người theo dõi, thông báo cho nhau để đối phó lực lượng chống buôn lậu; thường xuyên thay đổi điểm tập kết, phương tiện giao nhận hàng.

“An Giang có đường biên giới dài, nhiều đoạn núi liền núi, sông liền sông, mặt hàng đường cát qua được Việt Nam bằng nhiều thủ đoạn. Lợi dụng đường biên ngắn nên một số nơi họ đem cả bao đường từ Việt Nam qua Campuchia sang chiết, sau đó họ may lại miệng bao, bỏ xuống ghe đẩy qua bên đây sông rồi đưa vào kho coi như là hàng Việt Nam. Gần đây, chúng tôi phát hiện một số thủ đoạn mới, nhiều đối tượng khuấy đường thành đường phèn, hoặc khuấy thành nước rồi vận chuyển về Việt Nam, như vậy khi bắt được rất khó xử lý. Rõ ràng, các đối tượng buôn lậu ngày càng có nhiều hành vi tinh vi hơn để đối phó với lực lượng chức năng”, ông Nguyễn Hoàng Vân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang, nhận định.

Long An là một trong những tỉnh biên giới Tây Nam có hoạt động buôn lậu qua biên giới phức tạp. Hàng hóa nhập lậu qua biên giới của tỉnh phổ biến là thuốc lá điếu, hàng điện tử đã qua sử dụng, nước giải khát, mỹ phẩm… Trong đó, thuốc lá điếu vẫn là mặt hàng chủ yếu. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh này cho biết, trong 6 tháng đầu năm, hoạt động buôn lậu thuốc lá điếu được kiềm chế, giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nhưng trong từng thời điểm, một số tuyến ở biên giới vẫn còn tình trạng buôn lậu thuốc lá điếu diễn ra phức tạp. Các đối tượng buôn lậu luôn thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, chia nhỏ, xé lẻ hàng lậu để vận chuyển hòng tránh né lực lượng chức năng.

Ông Nguyễn Tấn Vĩnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Long An, cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Long An, lực lượng quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu trong thị trường nội địa. Trong 6 tháng đầu năm, chúng tôi đã phát hiện 71 vụ vận chuyển, phạt tiền 475 triệu đồng; chuyển cơ quan điều tra 4 vụ, tang vật gồm 3 xe ô tô, 27.400 bao thuốc lá ngoại. Xử lý, tịch thu 98.176 bao thuốc lá ngoại, 3 xe ô tô, 28 xe mô tô hai bánh là phương tiện vận chuyển. Đối với các điểm kinh doanh thuốc lá cố định, các đội quản lý thị trường kiểm tra 240 vụ, phát hiện 102 trường hợp có kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, phạt tiền gần 200 triệu đồng, tịch thu gần 1.500 bao thuốc lá ngoại”.

Ngoài ra, tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra với nhiều thủ đoạn tinh vi khó phát hiện, chưa xóa bỏ triệt để. Không chỉ xuất hiện tại các chợ, trung tâm thương mại ở các thành phố lớn mà còn được đưa về tận các chợ nông thôn tiêu thụ. Ngoài ra, tình trạng vi phạm trên lĩnh vực an toàn thực phẩm rất đáng báo động. Trong 6 tháng đầu năm, ngành chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm với quy mô lớn, có tính chất nghiêm trọng. Vì lợi nhuận, nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng. Việc lạm dụng chất kích thích, chất tăng trưởng, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, hóa chất trong kinh doanh mặt hàng nông, lâm, thủy sản và thực phẩm còn rất phức tạp. Các thủ đoạn thường phát hiện là bơm nước vào gia súc, gia cầm trước khi giết mổ; dùng chất phụ gia không rõ nguồn gốc; nguồn thực phẩm khi đưa ra tiêu thụ chưa được kiểm soát chặt về chất lượng.

Các tuyến đường nhập lậu chính bao gồm: Tuyến biên giới huyện Bến Cầu, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), tuyến biên giới huyện Đức Huệ, Đức Hòa (Long An). Tuyến giáp ranh tỉnh Tây Ninh và Long An, sau đó hàng nhập lậu được đưa theo Quốc lộ 22 hoặc kênh Thầy Cai về Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu tiêu thụ. Ở biên giới các tỉnh miền Tây, hàng nhập lậu từ biên giới các tỉnh An Giang, Kiên Giang được đưa theo Quốc lộ 91 hoặc theo tuyến đường thủy về Cần Thơ, các tỉnh miền Tây và Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ. Hàng hóa từ phía Bắc tập trung về Thành phố Hồ Chí Minh và một phần chuyển xuống các tỉnh miền Tây tiêu thụ.

Tăng cường phối hợp liên tỉnh

Tại hội nghị, các tỉnh, thành đã chỉ ra nhiều thuận lợi trong công tác phối hợp giữa các địa phương, nhất là địa bàn giáp ranh. Đồng thời, một số ý kiến cho rằng cơ chế xử phạt các vụ việc vi phạm còn nhẹ; kiến nghị bộ, ngành Trung ương cần sớm chấn chỉnh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản, các nghị định đã đưa ra. Chính phủ cần sớm có chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới, tuyên truyền cho người dân hiểu được tác hại và hình thức xử lý khi tham gia buôn lậu thuốc lá. Tăng cường tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá nhằm giảm cầu.

Trên cơ sở phân tích công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2018, ông Nguyễn Văn Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra kiến nghị: “Cục Quản lý thị trường báo cáo Bộ Công thương sớm kiến nghị Chính phủ cần có chính sách phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho cư dân khu vực biên giới. Tuyên truyền pháp luật cho cư dân vùng biên giới hiểu về tác hại và hình phạt khi tham gia buôn lậu thuốc lá. Đây là giải pháp căn cơ tạo sức mạnh tổng hợp trong chống buôn lậu, đặc biệt ở mặt hàng thuốc lá…”.

Còn theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, các cơ quan Trung ương và địa phương đã có nhiều biện pháp tích cực, chỉ đạo phòng, chống và ngăn chặn có hiệu quả việc buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và vi phạm sở hữu trí tuệ mặt hàng đường. Tuy nhiên, sau chuyên án “Tỉ đường” ở An Giang, tình hình buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại còn diễn biến phức tạp, tinh vi. Đường lậu hoạt động công khai bán hàng như đường trong nước. Đường nhập vi phạm bao bì, nhãn mác. Tình trạng biến đường lậu thành đường Việt, làm giả bao bì, gian lận thương mại mặt hàng đường, vi phạm sở hữu trí tuệ còn phổ biến… “Từ thực trạng nêu trên, Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị Cục Quản lý thị trường, Tổ công tác 334 Bộ Công thương phối hợp các bộ, ngành liên quan thuộc Ban chỉ đạo 389 quốc gia triển khai có hiệu quả các giải pháp chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại mặt hàng đường theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Kiến nghị Cục Quản lý thị trường chỉ đạo các chi cục quản lý thị trường có biện pháp tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời tình trạng hàng giả, gian lận thương mại mặt hàng đường”, ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, kiến nghị.

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang: Sự phối hợp ngày càng gắn kết giữa các chi cục quản lý thị trường trong khu vực đã mang lại hiệu quả cao trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nhiều trường hợp vi phạm pháp luật có tính chất nghiêm trọng. Từ đó, góp phần tích cực vào việc ổn định và phát triển thị trường, kiềm chế lạm phát, thuận lợi cho hàng hóa sản xuất trong nước lưu thông trên thị trường, hạn chế được hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; không để xảy ra hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức; đồng thời bảo vệ lợi ích, sức khỏe người tiêu dùng.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An cho biết Bộ sẽ tổ chức những hội nghị chuyên đề với các bộ khác trong việc phân rõ trách nhiệm kiểm tra chuyên ngành và xử lý vi phạm, nhất là tình hình buôn lậu, hàng giả, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ rất phức tạp. Đối với 6 tháng cuối năm, trong xây dựng kế hoạch, tùy từng địa bàn mà các địa phương chọn chủ đề và tập trung vào các đường dây; đối với những vấn đề bức xúc cần thiết báo cáo về Ban chỉ đạo 389 quốc gia. Nêu cao vai trò trách nhiệm người đứng đầu, tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của lực lượng quản lý thị trường, cũng như thường xuyên báo cáo với các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương để phấn đấu hoàn thành tốt chức trách đã được giao phó. Đồng thời, yêu cầu lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành sẽ có những biện pháp tích cực hơn nữa trong công tác phối hợp.

Trong 6 tháng đầu năm, Chi cục Quản lý thị trường 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã kiểm tra 15.840 vụ (giảm 30% so với cùng kỳ), phát hiện vi phạm 9.180 vụ (giảm 19%), xử lý 9.016 vụ (giảm 12%). Những vụ việc còn lại đang hoàn chỉnh hồ sơ xử lý. Lực lượng chức năng thu phạt gần 102 tỉ đồng (giảm 14%) và tịch thu nhiều hàng hóa vi phạm. Qua số liệu trên cho thấy tình trạng vi phạm còn xảy ra phổ biến. Hàng hóa chủ yếu là thuốc lá điếu, đường cát, thuốc tân dược, mỹ phẩm, rượu, đồ chơi trẻ em, điện thoại di động…

 

Bài, ảnh: NGUYÊN ANH